Đấy là một phần “bí kíp” tiến vào thị trường Nhật Bản của tập đoàn FPT được ông Hoàng Nam Tiến,ậtmíbíkíptiếnvàothịtrườngNhậtBảnÔngTrươngGiaBìnhcũngphảihákết quả bán kết c1 Chủ tịch HĐQT FPT Software chia sẻ tại đại hội Sale & Marketing toàn quốc (VSMCamp 2016).
Quyền huynh thế phụ
Thời điểm FPT quyết định tiến ra nước ngoài là năm 1998, khi đó FPT đang là công ty IT số 1 Việt Nam, ông Hoàng Nam Tiến bắt đầu câu chuyện về tập đoàn mình.
“Lúc đấy chúng tôi thấy rất áp lực, vì khi đứng ở vị trí đầu tiên, rất khó để biết mình sẽ đi bước tiếp theo như thế nào. Cuối cùng chúng tôi quyết định đi ra nước ngoài!”, ông Tiến cho biết.
Hồi đấy, FPT đã thuê một công ty hàng đầu của Mỹ để tư vấn. Tuy nhiên, lời khuyên của các “ông cố vấn” này chỉ mang về cho FPT những thất bại cay đắng tại Silicon Valley hay Bangalore (Ấn Độ): công ty mở tại các địa điểm này chỉ tồn tại được 1 năm rồi phá sản vì “không ai thuê chúng tôi cả”.
2 triệu USD mà ông Trương Gia Bình lúc ấy xin được để ra nước ngoài đã tiêu sạch theo những lần thất bại. FPT đứng trước quyết định có nên tiếp tục nữa hay không.
Ông Tiến cho biết đa số mọi người đều quyết định “giải tán” ý tưởng này vì 2 lý do. Thứ nhất công ty đang làm ăn rất tốt tại Việt Nam. Còn lý do thứ hai đơn giản hơn, là vì “hết tiền”.
Nhưng đấy quyết định của “họp công ty”, còn khi “họp gia đình” ông Trương Gia Bình đã lấy “quyền huynh thế phụ” để quyết định làm tiếp.
“Nếu không có buổi họp hôm ấy thì chắc chắn FPT vẫn làm phần mềm nhưng không thể trở nên toàn cầu hoá”, ông Tiến kết luận.
Từ sự đồng cảm của “cơm – canh”…
Dù đã có quyết tâm lớn nhưng FPT lại đứng trước thách thức, khó khăn, bởi công ty đã liên tiếp thất bại tại các thị trường như Mỹ, Ấn Độ hay Singapore.
“Ngôn ngữ khi ấy là rào cản rất lớn, ở Singapore FPT chỉ có 2 người biết nói tiếng Anh”, ông Tiến tâm sự. Cuối cùng, công ty quyết định chọn Nhật Bản làm thị trường “tiến quân”.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)