Mới đó mà đã 35 mùa xuân. Hình ảnh không thể nào quên trong ngày giải phóng,ìnhDươngơinămrồiđókq bđ đức cả TX.TDM là rừng cờ đỏ sao vàng phần phật tung bay. Hàng ngàn người Bình Dương nối nhau chật kín đường phố rợp cờ hoa, biểu ngữ, tưng bừng hò reo, mừng vui, tin tưởng...
Bài 1: Gian khó và anh dũng
Nhân dân TX.TDM hân hoan chào mừng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước tại sân Gò Đậu. Ảnh: DUY HIỀN
“Ai đã qua vùng miền Đông đất đỏ”, hôm nay dù TX.TDM đã là thủ phủ của tỉnh Bình Dương văn minh, hiện đại đang phát lộ thành phố mới Bình Dương công nghiệp hóa tương lai thì vẫn còn đó một di tích Nhà tù Phú Lợi khét tiếng về sự tàn ác dã man, hàng trăm chiến sĩ cách mạng đã bị đầu độc, tra tấn. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh, cái định đề tưởng như không có gì mới đó lại chính là “thần khí” của Sông Bé- Bình Dương vượt lên gian khó trong đấu tranh và dũng cảm trong xây dựng.Bình Dương nghĩa là thanh bình, hạnh phúc, rực rỡ hào quang, sáng bừng khí phách, song dưới chế độ thực dân thì gian khổ lại có thừa. Tôi nhớ lần lên tìm mộ anh trai là liệt sĩ ở Nghĩa trang Đồng Xoài, sau giải phóng đã hơn 10 năm, khi ấy Bình Dương, Bình Phước còn là một tỉnh Sông Bé thuần nông. TX.TDM lúc ấy tuy đã đổi thay nhưng vẫn còn nhiều nét hoang sơ. Đồng Xoài ngày đó còn là thị trấn Đồng Phú nghèo xơ xác. Tôi được anh Nam, Bí thư Huyện ủy và chị Liên, Chủ tịch UBND huyện Đồng Phú đưa ra nghĩa trang. Đường đi, lối lại của thị trấn, ngay cả cái hàng quán mà chúng tôi ghé lại ăn trưa, chẳng khác gì thị trấn tiêu thổ thời kháng chiến. Chị Liên nói với tôi về tình hình kinh tế của huyện bằng một câu hỏi mà hai mắt ngấn lệ: “Không biết bao giờ huyện Đồng Phú, thị trấn Đồng Xoài mới hết nghèo hả anh? Đất đai mênh mông, màu mỡ vô cùng mà không có nước, dân thì không có vốn đầu tư sản xuất đành phải chào thua. Cái tên Đồng Phú, ý nói cùng giàu có, chẳng lẽ chỉ là điều mơ ước?”.
Nhớ thời điểm tách tỉnh, cả Bình Dương, Bình Phước đều “nghèo thật”. Tuy có nhà máy điện Thác Mơ và đường điện cao thế 500 KV đi qua mà điện đối với người dân vùng sâu, vùng xa còn lạ lẫm tựa ở trên trời. 80% người dân phải dùng ánh sáng đèn dầu, 50% không biết chữ, hơn 30% thuộc diện xóa đói giảm nghèo. Nước cho sinh hoạt và sản xuất là cái thiếu thứ nhất. Thứ hai là thiếu gạo, thiếu thuốc chữa bệnh. Thứ ba là thiếu thầy thuốc và thầy dạy chữ... Ra khỏi thị trấn là thấy ngay cảnh nhà cửa lụp xụp, tạm bợ, trẻ con thiếu dinh dưỡng, bụng ỏng, da chì chìm lẫn màu đất, không nơi vui chơi, giải trí, thiếu chỗ học hành... Cái thiếu thứ tư là cán bộ có trình độ quản lý hiểu biết khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cán bộ hiểu biết về kinh tế, về công nghiệp hóa, công nghệ thông tin còn “như lá mùa thu”... Thêm vào đó là khó khăn do cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới những năm cuối thập niên 90, đặc biệt là sự trói buộc về chính sách, cơ chế còn vương vấn từ thời bao cấp cản ngại nhiều cơ hội bứt phá đi lên của một tỉnh Sông Bé - Bình Dương giàu truyền thống sáng tạo, kiên cường.
Ngay giây phút chứng kiến khí thế “mở cờ” với niềm vui rạng rỡ trong nét mặt mỗi con người trên đường phố Thủ Dầu Một ngày tái lập tỉnh, ngày khởi công KCN Sóng Thần, KCN Việt Nam - Singapore... nhất là đội ngũ chỉnh tề của lực lượng công nhân, thanh niên trẻ, tôi có ngay niềm tin Bình Dương sẽ tạo được sức bật vượt qua thách thức. Niềm tin của tôi càng được kiểm chứng mỗi dịp tiếp xúc với cán bộ, công nhân viên chức trong tỉnh. Không một ai kêu ca phàn nàn, bi quan với thực trạng nghèo khó, mà ngược lại còn hồ hởi, rất tự tin rằng tinh thần vượt khó sẽ là “cơ hội bằng vàng” để thoát nghèo...
TRỌNG ĐẠT
Kỳ tới: Bản lĩnh - tầm nhìn