Nỗi lo gia tăng bệnh không lây nhiễm
Ở Việt Nam,ếđộănhợplýgiúpphòngbệnhkhônglâynhiễbxh aff cup cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc bệnh không lây nhiễm, tập trung ở các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính. Ước tính, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần, tỷ lệ trẻ em mắc tự kỷ hàng năm tăng; các bệnh không lây nhiễm gây ra 73% các trường hợp tử vong hàng năm và trong số đó có đến 40% tử vong trước 70 tuổi.
Bên cạnh đó các bệnh không lây nhiễm còn gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài.
Theo chuyên gia y tế, nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh: vẫn còn 45% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân béo phì không ngừng tăng. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (9,4gram/ngày). Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%.
Dinh dưỡng hợp lý giúp phòng bệnh không lây nhiễm
Theo WHO và Tổ chức Lương thực Thế giới, chăm sóc dinh dưỡng để phòng chống bệnh không lây nhiễm cần thực hiện các nội dung:
Cần bắt đầu sớm trong cuộc đời của mỗi người với việc nuôi dưỡng tốt bào thai, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến hai tuổi hoặc lâu hơn cùng với ăn bổ sung hợp lý. Chăm sóc dinh dưỡng toàn diện 1000 ngày đầu đời của trẻ để phòng chống suy dinh dưỡng sớm làm thay đổi các quá trình chuyển hóa và gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính trong các giai đoạn sau của cuộc đời.
Chế độ ăn cần dựa trên các thực phẩm tự nhiên, phối hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm, cân đối các nhóm thực phẩm, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống ngọt, rượu, bia.
Tăng cường ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, các loại hạt.
Tăng cường ăn rau, quả: Cần ăn ít nhất 400g rau, quả và ăn đa dạng các loại rau quả có nhiều màu sắc khác nhau vì có chứa các loại chất dinh dưỡng và dưỡng chất thực vật khác nhau.
Ăn có mức độ các thực phẩm như trứng, sữa, ăn lượng nhỏ thịt đỏ và tăng cường ăn cá và thịt gia cầm nạc.
Ăn vừa đủ nhu cầu năng lượng, chất dinh dưỡng để tăng trưởng, phát triển, đáp ứng nhu cầu cho một cuộc sống năng động và lành mạnh trong cả vòng đời, không để bị thừa cân, béo phì hay béo bụng. Lựa chọn thực phẩm có đậm độ năng lượng thấp, chỉ số đường huyết thấp.
Đảm bảo năng lượng từ chất béo dưới 30% tổng năng lượng tiêu thụ. Chuyển từ tiêu thụ các chất béo bão hòa sang chất béo không bão hòa và hướng tới việc loại bỏ chất béo chuyển hóa công nghiệp. Chất béo không bão hòa (có nhiều trong cá, quả bơ và các loại hạt hướng dương, đậu tương, oliu) tốt hơn chất béo bão hòa (có nhiều trong thịt các loại gia súc lớn, từ chế phẩm sữa bò, dê cừu như bơ động vật, dầu cọ, dầu dừa, kem tươi, phomat, mỡ động vật) và chất béo chuyển hóa các loại, bao gồm cả chất béo được tạo ra trong sản xuất công nghiệp (thực phẩm nướng, chiên rán và các loại thực phẩm, đồ ăn vặt chế biến đóng gói sẵn).
Hạn chế lượng đường tự do dưới 10% (tốt hơn là dưới 5%) tổng năng lượng ăn vào: Dưới 50g/ngày (tốt nhất là dưới 25g/ngày). Đường tự do (như sucrose, maltose, glucose, fructose) là những loại đường được nhà sản xuất thêm vào thực phẩm, đồ uống, trong quá trình pha chế, chế biến đồ ăn/uống và đường tự nhiên có trong mật ong, các loạt mật, siro, nước trái cây tươi và nước trái cây cô đặc.
Hạn chế tổng lượng muối ăn vào dưới 5g/ngày bằng cách cho bớt muối, chấm nhẹ tay và giảm ngay đồ ăn mặn, nên sử dụng muối Iốt.
Hạn chế đến mức thấp nhất có thể các tác nhân gây bệnh, độc tố hoặc các yếu tố khác có thể gây bệnh từ thực phẩm (như độc tố vi nấm aflatoxin có trong lạc mốc, dư lượng kháng sinh có trong rau, củ, quả hoặc các loại thịt gia súc, gia cầm, hải sản…).
Kiểm soát cân nặng để duy trì cân nặng nên có ở mức tương đương BMI =21 ở người dưới 50 tuổi và BMI = 22 ở từ 55 tuổi trở lên và không bị béo bụng (vòng eo < 90 cm ở nam và < 80 cm ở nữ).
Duy trì lối sống tích cực thường xuyên hoạt động thể lực mức độ vừa hoặc nặng ít nhất 30 phút mỗi ngày; hạn chế rượu, bia, không hút thuốc lá. Tiêm vắcxin phòng bệnh lây nhiễm có nguy cơ cao như ung thư, viêm gan B, C, Herpes...
M.M(Tổng hợp)
(责任编辑:La liga)
Anh bắt đầu nếm đòn đau về kinh tế
Sốc: Các fan hâm mộ tranh giành nhau mua cặp vé Avengers: Endgame trên eBay với giá 215 triệu
Mẹo dùng iPhone: Cách mở thẻ mới ở chế độ nền trên Safari
Những phiên bản xe đặc biệt “sai lầm”
Elon Musk đã vực dậy hãng xe điện Tesla như thế nào?
Mobile Legends Bang Bang VNG triển khai giải đấu thể thao điện tử ở trường đại học
Hàng công nhảy múa, PSG giành trọn 3 điểm
Video UAV 'rồng lửa' Ukraine tấn công hàng loạt mục tiêu Nga
Hướng dẫn kiểm tra thời gian bảo hành ngay trên iPhone/iPad, không cần dùng số IMEI