Hãy quen với việc 'Made in toàn cầu' hay 'Made in khu vực'_lyon – rennes

Sản phẩm được làm ra ở Việt Nam được coi là hàng Việt Nam rồi. Ảnh có tính minh họa.

Chia sẻ về những quy định xác định xuất xứ hàng hóa căn cứ theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết,ãyquenvớiviệc MadeintoàncầuhayMadeinkhuvựlyon – rennes bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia kinh tế chia sẻ rằng, các hiệp định thương mại tư do cũ, xuất xứ hàng hóa liên quan đến hai tiêu chí: Công đoạn gia công chế biến đơn giản và tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (HS).

Không nên chỉ nhìn vào tỷ lệ nội địa hóa là bao nhiêu

Cụ thể, mỗi FTA có một danh sách các công đoạn được coi là gia công chế biến đơn giản, nếu vi phạm một trong các công đoạn gia công chế biến đơn giản thì dù nhà sản xuất đó có vượt qua ngưỡng hàm lượng giá trị khu vực RVC 40% (Regional Value Content) hoặc đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa vẫn không thể có giấy chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu hàng hóa đó đi. Tuy nhiên, công đoạn gia công chế biến đơn giản tùy thuộc đặc thù của từng FTA. Có những FTA liệt kê các tiêu chí rất ngắn, nhưng cũng có những FTA lại đưa ra danh sách rất dài buộc doanh nghiệp phải vượt qua tất cả các tiêu chí này. Và danh mục này càng ngắn bao nhiêu thì càng đơn giản cho doanh nghiệp bấy nhiêu. Ví dụ, FTA giữa ASEAN và Trung Quốc rất ngắn, rất dễ cho doanh nghiệp thực hiện, nhưng FTA Việt Nam - Hàn Quốc, hay Việt Nam - Ấn Độ thì quy định dài hơn, khó cho doanh nghiệp thực hiện hơn, chỉ cần vi phạm 1 điều là không thể vượt qua.

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã bãi bỏ các công đoạn gia công chế biến đơn giản tạo điều kiện thuận cho doanh nghiệp hơn rất nhiều, khi chỉ cần đạt tiêu chí chuyển đổi mã số HS hoặc đạt giá trị RVC trên 40% là đủ điều kiện nhận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là một Hiệp định văn minh, tiến bộ nhất trong số các FTA mà Việt Nam có tham gia.

Các FTA còn cho cho phép cộng dồn giá trị khu vực, ví dụ RVC 40% trong ASEAN thì sản phẩm có 20% giá trị Thái Lan, 10% Philippines, 5% Lào, 5% Việt Nam sẽ được coi là đạt tiêu chí xuất xứ ASEAN, là đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D.

Giả sử một cái tivi khi xuất khẩu để được cấp C/O, theo Hiệp định ASEAN Trung Quốc, đầu vào được phép cộng gộp đạt giá trị của các nước tham gia FTA lên tới 40%, như vậy Việt Nam chỉ cần đóng góp một phần nhỏ xíu vài phần trăm thôi cũng đã được công nhận là xuất xứ Việt Nam rồi.

Thể thao
上一篇:Lợi dụng không gian mạng lập website để tổ chức cá độ bóng đá mùa Euro 2024
下一篇:Thanh niên ở miền Tây bị đâm vì giật micro bạn đang hát karaoke