Phú Quang - Đỗ Bảo là hai nhạc sĩ dù góc nhìn về âm nhạc,áiPhúQuangthấmthíachuyệnđòitiềntácquyềnnhưđòinợthuêđăng nhập fabet cuộc sống, tình yêu khác nhau nhưng có điểm chung là mang những thanh âm đẹp đẽ tới người nghe. Mặc dù nhạc sĩ Phú Quang chủ yếu phổ thơ còn Đỗ Bảo đa phần tự viết lời nhưng cả hai đều trau chuốt câu từ. Họ cầu toàn và hướng tới sự hoàn mỹ trong nghệ thuật.
Trong chương trình ''Hà Nội mùa chuyển'' diễn ra ngày 21, 22/4 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhạc sĩ Đỗ Bảo sẽ xuất hiện với vai trò giám đốc âm nhạc. Anh có chút áp lực bởi khi xây dựng phần âm nhạc đan xen của 2 tác giả thuộc 2 thế hệ, cần có bước chuyển khéo léo.
"Chú Phú Quang phần lớn viết các tác phẩm phổ từ những bài thơ hay và viết ở gam thứ, tôi thì hiếm khi phổ thơ và phần lớn tác phẩm viết gam trưởng. Chú Phú Quang trung thành với khuynh hướng ca khúc trữ tình, các bản hòa âm bán cổ điển, còn tôi ở thế hệ hội nhập quốc tế, viết pha trộn đa phong cách. Âm nhạc của chú và tôi có không ít những điểm tương đồng.
Cảm xúc lãng mạn, cảm xúc gắn với mùa đông Hà Nội, về các mùa khác, cách sử dụng những chùm ba trong giai điệu, các tiết nhịp cho giọng hát ở đó đề cao cảm xúc mà không quá chú trọng đến vấn đề hợp thị hiếu theo cách thị trường đã và đang du nhập là một số điểm mà tôi nhất thời nghĩ đến.
Cuộc hội ngộ này của chú và tôi trong một chương trình có thể là do những điểm tương đồng giữa âm nhạc của chú và của tôi đều nảy sinh bởi ảnh hưởng của âm nhạc cổ điển, môi trường âm nhạc của Hà Nội, bởi những nét tính cách Hà Nội, các mùa của Hà Nội, hay những góc tính cách lãng đãng trong chú và tôi", nhạc sĩ Đỗ Bảo chia sẻ.
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam trở lại sau thời gian dài vắng bóng với vai trò tổng đạo diễn chương trình. Anh thú nhận từng được nhạc sĩ Phú Quang đưa vào showbiz.
''Tôi là dân điện ảnh lớ ngớ từ Nga về nước vào TP.HCM 'thám thính', chả quen biết ai. Một người giới thiệu tôi với Phú Quang. Ở bên Nga tôi cũng học về ca nhạc, làm một số MV. Anh Quang thấy thế bảo ngày mai đi làm luôn. Tôi hỏi: “Làm gì anh?”. “Làm cho anh chứ làm gì!”. Hồi đấy anh Quang biên tập cho nhiều chương trình của hải ngoại. Từ đấy tôi vào làm ca nhạc luôn. Cũng do anh Quang kết nối, tôi vào hãng phim Giải Phóng công tác hơn 10 năm trời.
Về phía Đỗ Bảo, hai anh em từng kết hợp làm chương trình cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Qua đó mới thấy bạn này hay quá, rất kỹ càng. Hai anh em cứ bảo khi nào làm với nhau và bẵng đi một thời gian dài vì Bảo chưa có ý định. Nên gặp đề nghị hợp tác lần này từ Nhà hát Lớn, chúng tôi rất hào hứng'' - đạo diễn chia sẻ.
Đảm nhận vai trò thiết kế sân khấu, hoạ sĩ Lê Thiết Cương khẳng định, phần nhìn cũng sẽ rất ấn tượng, "chưa ai từng làm".
Ông cho hay: "Sân khấu sẽ được trang trí bằng một sắp đặt có tính trừu tượng về sự nhấp nhô của những ngôi nhà trong phố cổ Hà Nội, gợi thôi chứ không có cổng, cửa, đầu hồi. Tôi sử dụng thủ pháp điêu khắc bằng ánh sáng để tạo chiều sâu cho sân khấu. Ở tiền sảnh Nhà hát Lớn, tôi sẽ làm cổng Hà Nội mùa chuyển. Tên 20 bài hát trong chương trình sẽ được trổ lên mái và hai bên cổng, khi dùng đèn chiếu từ trên xuống sẽ in lên người nào qua cổng".
Với đêm nhạc này, nghệ sĩ Trinh Hương - con gái nhạc sĩ Phú Quang mong chờ sự mới mẻ mà nhạc sĩ Đỗ Bảo mang lại.
Toàn bộ tác phẩm hiện nay đều do các con của nhạc sĩ Phú Quang sở hữu tác quyền. Trong đó, nghệ sĩ Trinh Hương giữ vai trò người đại diện cho gia đình khi có đơn vị nào muốn sử dụng nhạc của ông ở các chương trình biểu diễn.
Cũng liên quan đến chuyện tác quyền, nghệ sĩ Trinh Hương kể khi phải ra mặt bảo vệ các tác phẩm của cha mình, cô mới thấm thía cảm giác của người đi đòi nợ thuê.
"Tiền tác quyền chính đáng nhưng nơi trả nơi không, nơi trả thiếu, nơi cãi cùn, cãi ngang để trốn tránh nghĩa vụ... Một số người trân trọng bố tôi và âm nhạc của ông nên thực hiện nghĩa vụ bản quyền tác giả rất tử tế nhưng một số đơn vị tìm mọi cách để lách.
Khi bố tôi còn sống, mọi người nể hơn nên chuyện bản quyền cũng được thực hiện tốt hơn. Sau khi ông mất thì không được như thế. Tôi cũng không muốn truy cùng đuổi tận với những đơn vị cố tình trốn tránh tiền tác quyền nhưng muốn mọi người dần dần có ý thức hơn trong chuyện bản quyền", Trinh Hương nói.
Đêm nhạc của Phú Quang - Đỗ Bảo sẽ được chuyển tải qua 4 giọng ca: Thanh Lam, Hà Trần, Tấn Minh và Ngọc Anh. Ông Nguyễn Thuỳ Dương - thành viên BTC đêm nhạc cho biết: "Với những tên tuổi này, chúng tôi đùa với nhau rằng giá vé 15 triệu đồng cũng đáng. Thế nhưng, mỗi một người góp công xây dựng sản phẩm này đều là những người yêu âm nhạc, yêu Hà Nội. Giá vé cuối cùng dao động từ 1,5 - 6 triệu đồng".
Clip Tấn Minh hát ca khúc "Mẹ" của nhạc sĩ Phú Quang:
Ảnh: Hoà Nguyễn
Nghệ sĩ Trinh Hương: Khi bố mất tôi mới hiểu ‘Phú Quang có khác’"Trước đây tôi thấy bố mình bình thường như các ông bố khác chứ chẳng có gì đặc biệt. Nhưng khi bố mất đi rồi, chứng kiến tình cảm của mọi người dành cho bố tôi mới hiểu Phú Quang có khác. Tôi tự hào về bố lắm", Trinh Hương nói.