Đêm 30/9,ắngđêmcanhsạtlởởNghệAnMấychụcnămmớithấylũlớnnhưvậbdkq u23 chau a lũ ống, lũ quét bất ngờ ập về khiến 4 bản của xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An bị cô lập.
Hai mẹ con Lộc Thị Điệp (SN 2000, trú tại bản Đửa, xã Lượng Minh) đã có một đêm không ngủ để canh lũ. Vì lũ ập đến bất ngờ, nước dâng cao quá nhanh nên gia đình Điệp bị thiệt hại nặng nề.
“Mẹ mình nói, mấy chục năm sống ở bản Đửa, đây là lần đầu tiên mẹ chứng kiến trận lũ lớn như vậy”, cô gái Nghệ An chia sẻ.
Điệp kể, từ khi siêu bão Yagi đổ bộ, bản Đửa mưa dai dẳng trong 2 tuần liên tiếp nhưng không bị sạt lở hay ngập lụt. Gia đình Điệp và mọi người xung quanh không chịu nhiều thiệt hại.
Tối 30/9, mẹ con cô đang ăn cơm thì trời mưa lớn đến mức “ngoài tiếng mưa không nghe thấy tiếng gì khác”.
Khoảng 22h mưa tạnh, nước ngập đến chân bờ rào. Một tiếng sau, thấy quả đồi trước nhà sạt một phần, thi thoảng lại nghe tiếng đất đá rơi, mẹ Điệp nói: “Đêm nay không được ngủ rồi”.
“Kể từ lúc đó, hai mẹ con thay phiên nhau ngồi trước cổng và phía sau nhà, rọi đèn pin lên đồi để theo dõi tình trạng sạt lở và lũ dâng.
Khoảng 30 phút sau, vườn xoan hơn 10 năm tuổi của nhà mình cách nhà 50m bật gốc và trôi theo dòng nước lũ.
Mẹ con mình bảo nhau không ổn rồi, tình hình này có khi nhà cũng bị xói mòn. Bố mình không ở nhà, chỉ có 2 mẹ con nên rất cuống”, Điệp kể.
Lũ ống, lũ quét ập đến bất ngờ, nước dâng nhanh và cao khiến mẹ con Điệp không kịp trở tay. Lũ quét làm bật gốc cây, cuốn trôi bờ rào thép, đất vườn bị xói mòn, khu nhà bếp xiêu vẹo,...
“Nhà chính của mình may mắn ở khu cao hơn nên nước không ngập đến. Đêm đó, mẹ con mình chỉ kịp sơ tán một ít đồ đạc từ nhà bếp lên nhà chính và phá chuồng để hai con lợn chạy thoát thân, còn lại thì bất lực. Mẹ mình suy sụp và bật khóc”, Điệp kể.
Bản Đửa tan hoang sau đêm lũ quét. Gia đình Điệp cũng chịu thiệt hại nặng nề. Căn bếp xiêu vẹo phải gia cố tường bếp và lợp lại mái, nhà chính cũng bị rạn nứt một góc có nguy cơ phải dỡ bỏ để tránh gây thiệt hại về người. Đến giờ, gia đình Điệp vẫn thấp thỏm đợi chính quyền đến nhà khảo sát và có ý kiến chỉ đạo về việc gia cố căn nhà hay dỡ bỏ.
“Nhà mình nghèo, bố mẹ tích cóp mãi mới dám dỡ nhà cũ, xây nhà mới vào cuối năm 2018 mà xây theo kiểu mỗi năm hoàn thành một ít, chứ không đủ tiền hoàn thiện luôn.
Đến năm 2022, nhà mình mới được chuyển về căn nhà mới. Giờ phải dỡ nhà thì khổ quá”, Điệp chia sẻ.
Nhà Điệp cách trung tâm bản Đửa khoảng 1km. Lũ ập đến bất ngờ, người dân trong bản phải sơ tán ngay trong đêm. Nước dâng cao, đồ đạc trong nhà không kịp di dời... Nhiều gia súc, gia cầm cũng bị lũ cuốn.
“Lũ ống đến nhanh, rút cũng nhanh. Sau một đêm, nhìn cảnh người dân trục vớt gia súc, gia cầm, đồ đạc sau trận lũ, mình thấy thương”, Điệp nói.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Lò Văn Du, trưởng bản Đửa, xã Lượng Minh cho hay, đây là trận lũ lớn nhất ảnh hưởng đến bản trong khoảng 40 năm qua.
Từ 0h ngày 1/10, nước lũ đã rút khỏi bản nhưng hậu quả để lại vô cùng nặng nề.
Hộ gia đình ông Lộc Văn Mằn (bố Điệp) cũng chịu nhiều thiệt hại sau bão. "Phần đất nhà kế bên suối của ông Mằn bị sạt, ngoài ra, khu vườn 200m2 dùng để trồng cây cối, chăn nuôi cũng bị lũ quét", ông Du chia sẻ.
Ông Du thông tin, cả bản Đửa có 86 hộ, trong đó 46 hộ bị ngập nặng sau trận lũ quét. Nước rút, nhà dân ngập bùn, đồ đạc hỏng hóc, gia súc, gia cầm không kịp sơ tán bị lũ cuốn trôi rất nhiều.
"Sau khi lũ rút, ban cứu hộ và lực lượng quân sự của xã, huyện đang tập trung giúp dân nạo vét bùn, khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống", ông Du nói.
Một số hình ảnh khác về tình trạng của bản Đửa sau trận lũ quét:
Ảnh: Lộc Điệp
6 ngày kinh hoàng của thanh niên bị lũ cuốn trôi, mắc kẹt giữa sông ở Gia LaiSau 6 ngày bị lũ dữ cuốn trôi rồi mắc kẹt giữa sông Ayun, Phan Minh Thắng (Gia Lai) phải nhịn đói, chịu rét và được lực lượng chức năng giải cứu kịp thời.(责任编辑:Cúp C1)