Vấn đề đặt ra tại hội thảo đào tạo cấp quản lý về Chính sách và Chiến lược Du lịch với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực du lịch – Giải quyết những thách thức sau Covid-19”,ịchgiảibàitoánkhanhiếmnhânlựctaynghềkèo bóng đá u23 châu á do Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng, chiều 13/11. Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho biết, tại Việt Nam, đến nay sau gần 2 năm mở cửa, ngành du lịchđã và đang từng bước phục hồi mạnh mẽ. Trong 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã đón gần 10 triệu lượt khách quốc tế, phục hồi 69% so với cùng kỳ năm 2019 và vượt qua mục tiêu ban đầu đề ra là 8 triệu lượt cho cả năm. Giám đốc, Vụ Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, UNWTO Harry Hwang dẫn dữ liệu mới nhất của UNWTO, du lịch quốc tế đã phục hồi. Trung Đông chứng kiến sự phục hồi tốt nhất từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2023, với lượng khách đến vượt mức trước đại dịch 20%. Tại Châu Á và Thái Bình Dương, khu vực từng dẫn đầu về phát triển và tăng trưởng du lịch toàn cầu, lượng khách đến đã tăng lên 61% mức trước đại dịch (tăng từ 54% trong quý 1 năm 2023) – nhờ việc mở cửa trở lại của nhiều điểm đến và thị trường nguồn vào đầu năm nay. Mặc dù những số liệu này cho thấy du lịch thế giới đang trên đà phục hồi gần như hoàn toàn trước khủng hoảng vào cuối năm nay, tuy nhiên vẫn đang ở trong tình thế khó khăn… Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường nhìn nhận, trong chiến lược và kế hoạch phát triển quốc gia, TP được định vị là trung tâm kinh tế - xã hội, văn hóa và là cửa ngõ quốc tế của miền Trung. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn là trung tâm du lịch với vai trò cửa ngõ liên thông đến các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận như: Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cố đô Huế (Thừa Thiên – Huế), Phố cổ Hội An, Thánh điện Mỹ Sơn (Quảng Nam)… Thời gian qua với những nỗ lực rất lớn của các cấp chính quyền TP, các nhà đầu tư và cộng đồng DN, người dân, hoạt động du lịch TP đã có sự phục hồi mạnh mẽ và tích cực, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP. Tuy nhiên, ông Cường cũng cho hay, tại TP Đà Nẵng, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt tại các cấp quản lý điểm đến, quản lý về chính sách, quản lý điều hành, trưởng và nhân viên các bộ phận dịch vụ có tay nghề kinh nghiệm, chuyên gia tư vấn xây dựng chiến lược phát triển du lịch… Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý và xúc tiến điểm đến Theo ông Harry Hwang, tình trạng thiếu nhân lực vẫn là một vấn đề nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp du lịch. Mặt khác, đại dịch đã khiến các DN phải đóng cửa và sa thải hàng loạt trong lĩnh vực du lịch, dẫn đến việc người lao động phải được bố trí lại sang các lĩnh vực kinh doanh khác. Làn sóng di cư hàng loạt của người lao động khỏi ngành du lịch đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt kỹ năng. Ngoài ra, các công việc trong ngành du lịch thường bị định kiến là không hấp dẫn vì người lao động có xu hướng phải làm việc nhiều giờ hơn, kiếm được mức lương thấp hơn mức trung bình và có ít cơ hội thăng tiến hơn…cũng là thách thức của ngành du lịch phải đối mặt. “Bài toán cần giải là làm thế nào để chúng ta ứng phó với tình trạng khan hiếm nhân lực có kinh nghiệm và tay nghề cao nhằm giải quyết thách thức cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng và duy trì hiệu quả công việc?” – ông Harry Hwang gợi mở. Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường cho rằng, hội thảo sẽ tập trung thảo luận về định hướng, kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng kỹ năng thích ứng kỹ thuật số và xây dựng khả năng phục hồi tốt hơn trước các khủng hoảng đến từ các chuyên gia, các cơ sở đào tạo…Đồng thời, sẽ gợi mở, tư vấn, sáng kiến quý cho ngành du lịch nói chung và Đà Nẵng nói riêng, giúp các điểm đến có giải pháp rà soát, đánh giá và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục hồi, chuẩn hóa chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, khẳng định năng lực và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, tạo đà phát triển bền vững và bứt phá trong thời gian tới… Thứ trưởng Đoàn Văn Việt nhấn mạnh "để phục hồi và phát triển ngành du lịch trong giai đoạn mới này, chúng ta cần nhìn nhận và tư duy lại về du lịch theo hướng bền vững và tự cường, quan tâm hơn đến tăng trưởng xanh và ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý và xúc tiến điểm đến. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến vai trò thiết yếu của nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ nhân lực chất lượng cao, cấp quản lý…”.