您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

10 quảng cáo sáng tạo nhất năm 2017_kết quả uefa europa conference league qualifiers

Cúp C2645人已围观

简介Đây thực ra không phải là một quảng cáo, nhưng chiếc hot dog nhảy múa này lại giúp quảng cáo cho sức ...

Đây thực ra không phải là một quảng cáo,ảngcáosángtạonhấtnăkết quả uefa europa conference league qualifiers nhưng chiếc hot dog nhảy múa này lại giúp quảng cáo cho sức mạnh kỹ thuật và sáng tạo độc nhất của Snapchat trên lĩnh vực thực tại ảo. Nó đã gây bão trên mạng Internet, kéo theo là hàng loạt meme mới được cộng đồng mạng "chế" ra và truyền tay nhau. Chưa hết, các thương hiệu lớn đều rất ấn tượng với chiếc hot dog này, đến nỗi họ vui vẻ "rót tiền" vào túi Snapchat khi hãng tung ra tính năng cho phép các thương hiệu tạo ra các vật thể 3D nhảy nhót hồi tháng 9 vừa qua.

Quảng cáo khá hài này của Squarespace kể về việc nam diễn viên John Malkovich tìm cách lấy lại một tên miền dựa trên tên ông từ một người khác. Quảng cáo gây ấn tượng mạnh với người xem, và đã đạt giải 2017 Outstanding Commercial tại Creative Arts Emmys.

Theo Winston Binch - giám đốc kỹ thuật số của Deutsch North America thì "Squarespace chiến thắng vì cách họ sử dụng John Malkovich rất đáng ngạc nhiên, và việc họ kết nối tên miền với thương hiệu của mình một cách đơn giản nhưng lại thông minh. Khiêu khích và có tính giải trí cao".

Đoạn quảng cáo này được tạo thành từ 64 đoạn video ngắn miêu tả quá trình biến một căn phòng nhỏ thành một không gian hữu ích. Điều đặc biệt của đoạn quảng cáo là nó tận dụng được tối đa tính năng Stories của Instagram: căn phòng có kích cỡ vừa vặn với khung camera của Instagram, và định dạng của Stories cho phép người dùng vuốt trái/phải để xem lại quá trình biến đổi của căn phòng.

Dilly Dilly là gì? Nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Và cái hay của Bud Light là họ, thông qua đoạn quảng cáo này, biến một cụm từ hoàn toàn vô nghĩa thành một hiện tượng văn hoá toàn cầu. Quảng cáo này là một phần trong nguyên một series quảng cáo lấy bối cảnh hoàng gia thời xưa.

Đoạn quảng cáo dài 90 giây này gây hiệu ứng cực mạnh tại Super BowlBowl. Nó miêu tả về hành trình nhập cư của hai mẹ con người Mexico vào đất Mỹ, đồng thời còn miêu tả sự hình thành của một thương hiệu từ vô danh đến đi vào lòng người. Đoạn quảng cáo không kể hết câu chuyện và mời người xem theo dõi nốt tại trang web của hãng, khiến trang web này nhanh chóng... sập vì quá tải.

Series quảng cáo tuyệt đỉnh của The New York Times kết hợp cùng Droga5 cho thấy những nguy hiểm và giá trị của việc tìm kiếm sự thật, đặc biệt trong bối cảnh chính trị hiện tại của thế giới. Hiệu ứng hình ảnh khiến người xem dựng tóc gáy và nêu bật được những điều cần nói không chút khó khăn.

Nhiều thương hiệu không hề do dự trong việc đề cập đến những vấn đề nóng trong năm. P&G là một ví dụ, với đoạn quảng cáo đầy ẩn ý và đau thương miêu tả cuộc nói chuyện của các bậc cha mẹ da màu với con cái mình về những khó khăn khi phải lớn lên dưới thân phận một người da màu tại Mỹ.

Đây là một phần trong chiến dịch quảng cáo cho mùa thứ 2 của bom tấn khoa học viễn tưởng Stranger Things. Đoạn quảng cáo PR một tính năng liên quan đến Stranger Things là 3D World Lens - bộ lọc AR giúp "mở một cánh từ thế giới thực vào phim" thông qua camera của Snapchat. Đặc biệt, sau khi đã bật lens này lên, người dùng có thể thoải mái khám phá các chi tiết ẩn thú vị và tương tác với nhiều thứ khác.

Một đoạn quảng cáo đầy ý nghĩa của Burger King, nói về nạn bắt nạt trong học đường. Theo lời của David Krupp - CEO của Kinetic North America thì "...nó làm bạn cảm thấy tim mình thắt lại, mang đến một tuyên bố rất mạnh mẽ về việc chúng ta phải đối xử với nhau như thế nào cho tốt. Bên cạnh sự sáng tạo, đây còn là một nước đi thông minh, bởi khách hàng sẽ tập trung sự chú ý vào hành động, lòng tin và giá trị mà thương hiệu đã bày tỏ, và họ đồng tình với các công ty mà họ tin tưởng".

Bức tượng đồng này được chế tác bởi Kristen Visbal, và gần như ngay lập tức trở thành một biểu tượng văn hoá. Ý nghĩa của bức tượng này nhằm kêu gọi sự chú ý vào sự thiếu hụt đa dạng giới tính trong công sở. Bức tượng này không chỉ tạo hiệu ứng mạnh ở Phố Wall mà còn giành nhiều giải thưởng tại liên hoan phim Cannes ngay trong ngày đầu tiên.

Thế nhưng đằng sau bức tượng này lại có những sự việc gây tranh cãi. Đáng chú ý nhất là State Street - công ty lắp đặt bức tượng - bị tố cáo đạo đức giả sau khi phải trả 5 triệu USD vì những cáo buộc liên quan đến...trả lương thấp cho phụ nữ và người thiểu số.

"Vượt trên cả quy mô, tầm ảnh hưởng và tác động to lớn của nó, chúng tôi hiểu rằng mỗi người phụ nữ có thể thấy được bản thân, những khoảnh khắc cần thử thách và lòng dũng cảm trong cuộc hành trình của chính mình ở bên trong cô gái nhỏ đó. Đồng thời, Fearless Girl cũng biểu đạt được hi vọng và mong muốn của chúng tôi đối với tiềm năng của mọi cô gái nhỏ trên toàn thế giới" - Wendy Clark, CEO của DDB North America và Trưởng ban giám khảo Cannes Glass Lions 2017 cho biết.

Tags:

相关文章



友情链接