Nông dân lên sàn TMĐT: Muốn làm sẽ tìm cách, không muốn thì tìm lý do_nhận định bóng đá anh
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C2 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 12:12:28 评论数:
Tư duy mới của người nông dân
Cũng giống như hàng trăm ngàn hộ sản xuất nông nghiệp khác ở đất Hậu Giang,ôngdânlênsànTMĐTMuốnlàmsẽtìmcáchkhôngmuốnthìtìmlýnhận định bóng đá anh bao năm qua, gia đình anh Trần Huệ Chắc (sinh sống tại ấp 6 xã Duy Tân, thành phố Vị Thanh) đã quen với cách kinh doanh truyền thống: tự bán sản phẩm của mình hoặc thu gom hàng của các hộ nông dân rồi bán sỉ, bán lẻ lại cho các mối khách dựa trên quan hệ thân quen. Nhưng từ ngày anh biết cách kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, mọi chuyện đã khác.
“Ba em vốn là nông dân, lại nhiều tuổi rồi, không tỏ mấy về công nghệ. Thế nhưng chỉ vài lần nghe hướng dẫn, ba đã biết cách chụp hình sản phẩm, đăng tin bán hàng, chốt đơn trên sàn thương mại điện tử. Giờ khách hàng không quen biết cũng đặt mua trên sàn. Hàng của nhà em đã bán toàn quốc”, Chắc chia sẻ.
“Lúc trước, nhà em bán hàng theo kiểu truyền thống thì lợi nhuận không cao. Sau khi bán trên sàn, lợi nhuận cao hơn hẳn. Nhà em chủ động vô vườn của các hộ dân lựa trái ngon, mua với giá cao hơn thương lái. Mỗi ngày, người nông dân chỉ cần có tầm 10 đơn hàng thì thu nhập từ 10 – 20 triệu đồng là chuyện thường khi bán hàng online”, Chắc phấn khởi kể thêm.
Từ kinh nghiệm của bản thân, anh Chắc đưa ra lời khuyên: “Nông dân bây giờ nên kinh doanh thương mại điện tử. Hãy chịu khó tìm hiểu thêm về công nghệ, nếu không biết làm ngay thì nhờ con cái hoặc những người đã biết trợ giúp cho. Muốn làm thì tìm cách, không muốn làm thì tìm lý do”.
Tương tự gia đình anh Trần Huệ Chắc, hợp tác xã Kỳ Như (ở ấp Tầm Vu 1, xã Thanh Hòa, huyện Phụng Hiệp) cũng đang kinh doanh nhiều mặt hàng trên sàn thương mại điện tử. Giám đốc Nguyễn Kim Thùy rất tâm đắc với những lợi ích mà hợp tác xã thu được.
“Kinh doanh trên sàn sẽ giảm bớt chi phí thuê, thiết kế gian hàng, thuê nhân công bán hàng... Đồng thời lại tăng khả năng quản lý sản phẩm. Hình ảnh mô tả sản phẩm và công dụng được thể hiện sinh động, khiến người tiêu dùng dễ dàng quyết định mua hơn. Về phía khách hàng cũng có nhiều tiện lợi. Bản thân gia đình mình và nhiều người khác hay mua hàng qua sàn thương mại điện tử, giảm thời gian đi chợ vì có thể ngồi ở nhà để lựa chọn”, bà Thùy phân tích.
Còn đó nhiều khó khăn
Đưa sản phẩm, nông sản lên sàn thương mại điện tử đang là xu hướng mới của nông dân Hậu Giang, góp phần thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp nông thôn.
Ông Phạm Giang Sơn, Giám đốc Bưu điện tỉnh Hậu Giang cho biết, tính đến hết tháng 6/2022, Bưu điện tỉnh đã hỗ trợ thiết lập 30.351 tài khoản hoạt động cho hộ sản xuất nông nghiệp trên sàn Postmart.vn, 4.678 giao dịch đã thực hiện thành công, mang lại doanh thu gần 1 tỉ đồng.
Còn theo ông Huỳnh Trọng Khiêm, Giám đốc Chi nhánh Viettel Post Hậu Giang, đến nay đã có 39.440 hộ sản xuất nông nghiệp với 535 sản phẩm được đưa lên sàn Voso.vn, trong đó 26.542 tài khoản hoạt động với 3.760 giao dịch, tổng giá trị giao dịch đạt 1,13 tỷ đồng. 100% sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của tỉnh đã được đưa lên sàn Vỏ Sò.
Tuy nhiên, hành trình đưa nông dân, nông sản Hậu Giang "lên sàn" không “trải đầy hoa hồng” mà vẫn còn đó những khó khăn.
“Chúng tôi đã phối hợp với Hội Nông dân tổ chức hội nghị hướng dẫn cho các hộ sản xuất nông nghiệp nắm bắt kiến thức về sàn thương mại điện tử. Nhưng đa số nông dân không rành về công nghệ thông tin, smartphone thì người có người không. Mời 50 người thì chỉ tầm 10 người sử dụng được. Mặc dù trước đó chúng tôi đã đề nghị nông dân đưa cả con em hoặc người biết sử dụng smartphone đi cùng”, ông Phạm Giang Sơn dẫn chứng một trong những khó khăn lớn nhất.
“Thắng thắn đánh giá thì số lượng nông dân bán hàng trên sàn thương mại điện tử còn rất ít, đa số bà con vẫn bán qua thương lái là chủ yếu dù bị ép giá. Chúng tôi rất mong có thể hỗ trợ bà con tăng sản lượng tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử, bán với giá cao, giúp cải thiện cuộc sống”, ông Huỳnh Trọng Khiêm bày tỏ.
Ngoài ra, không phải nông sản nào cũng có thể đưa lên sàn thương mại điện tử.
Ông Vũ Chí Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính cho hay, hàng hóa, sản phẩm muốn tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử phải đáp ứng nhiều điều kiện, yêu cầu về bao gói, nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng đến tay người dùng... Chính vì vậy, người nông dân phải thay đổi tư duy, thay vì chỉ bán sản phẩm theo cách truyền thống thì cần đầu tư thêm về hình thức, tiêu chuẩn chất lượng (VietGap, GlobalGap…), chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Cao hơn nữa là sáng tạo ra giá trị tăng thêm bằng những câu chuyện kể về sản phẩm kết hợp với nét văn hóa truyền thống quê hương, những điểm độc đáo riêng có, những trải nghiệm tuyệt vời…
Muốn làm sẽ tìm cách
Với tinh thần “muốn làm thì tìm cách”, ông Dương Tôn Bảo, Tổ phó Tổ Công tác 1034, Bộ TT&TT khuyến nghị Hậu Giang một số “lời giải” để có thể đưa thêm nhiều nông dân, nông sản lên sàn thương mại điện tử.
Theo đó, mỗi cuộc tập huấn kỹ năng kinh doanh số, kinh doanh thương mại thương mại điện tử cho nông dân phải đưa ra tiêu chí chọn lọc như có thiết bị thông minh kết nối Internet, người cao tuổi phải có người đi kèm...; Tăng cường quảng bá sản phẩm chéo với các địa phương khác, cân nhắc đưa những nông sản, đặc sản nổi bật của Hậu Giang như khóm (dứa), bưởi, quýt, cá thác lác, lươn… sang các thị trường ngoại tỉnh…
Ông Bảo đánh giá cao sáng kiến của tỉnh Hậu Giang khi triển khai Kế hoạch 1034 về hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử tại địa phương, đó là thành lập Tổ công tác liên ngành với sự tham gia của nhiều sở, ngành, đơn vị.
“Sáng kiến này đã được Bộ TT&TT chia sẻ cho 62 tỉnh thành khác để lan tỏa rộng rãi. Người được hưởng lợi cuối cùng chính là bà con. Nông dân giàu lên thì tỉnh sẽ mạnh thêm”, ông Bảo nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm thông tin về định hướng triển khai chương trình hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử trên phạm vi cả nước, ông Bảo cho biết: “Từ năm 2023, sau khi đưa sản phẩm đạt chuẩn lên sàn thương mại điện tử, người dân đã được trang bị kỹ năng số thì chắc chắn sẽ gia tăng sản lượng giao dịch trên sàn”.
Bình Minh