Phiên họp này nằm trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương phối hợp tổ chức trong hai ngày 16 và 17/1/2019 tại Hà Nội.
Tham dự có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc,ểnđổisốlàcơhộihiệnthựchóakhátvọngViệtNamhùngcườlịch thi đấu hàn quốc Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Cùng dự còn có đại diện các cơ quan Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành, doanh nghiệp, đại diện Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, ông John Kerry – cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa bình quốc tế Carnegie.
Trong bài tham luận với tựa đề “Định hướng phát triển nền kinh tế số thành động lực tăng trưởng mới của Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, “Công nghệ số - Chuyển đổi số - Kinh tế số - Kỷ nguyên số là một tiến trình không thể đảo ngược. Đây là một xu thế toàn cầu”. Thế giới vật lý đang được ảo hóa. Thế giới thực đang được ánh xạ vào không gian mạng. Quá trình sáng tạo, sản xuất kinh doanh ngày càng diễn ra nhiều hơn trên không gian mạng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Phiên họp.
Với sự xuất hiện của CMCN 4.0, thế giới đang ở điểm gần của quá trình chuyển đổi số. Đây thực sự là cơ hội cho Việt Nam hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng chỉ ra những lợi ích to lớn mà kinh tế số mang lại cho quốc gia, cho doanh nghiệp và người dân. Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng này là bền vững vì sử dụng tri thức nhiều hơn tài nguyên, chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra cơ hội cho nhiều người tham gia hơn.
Công nghệ số là không biên giới, sẽ góp phần làm giảm khoảng cách nông thôn và thành thị. Công nghệ số đem lại cho chúng ta những cách tiếp cận mới, giải pháp mới để giải quyết hiệu quả những vấn đề tồn tại lâu dài như: ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đo lường tâm trạng xã hội, sự tham gia của người dân vào hoạch định chính sách.
Chuyển đổi số - cần sự dẫn dắt của Chính phủ
Cũng theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, kinh tế số xuất hiện ở Việt Nam từ cuối những năm 1980 với sự xuất hiện của máy tính cá nhân; bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi có Internet vào cuối những năm 1990 và trở nên phổ cập khi mật độ smartphone đạt trên 50% vào cuối những năm 2000. Đặc biệt nền kinh tế số tại Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ khi xuất hiện CMCN 4.0 vào cuối những năm 2010.
Để kinh tế số thực sự phát triển mạnh tại Việt Nam rất cần sự dẫn dắt của Chính phủ, cần một chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số. Bộ TT&TT đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và Đề án sẽ được trình Thủ tướng ngay trong năm 2019. Đề án xác định rõ ai phải làm gì, trong bao lâu và bằng cách nào để đẩy nhanh quá trình số hóa, chuyển đổi số trên cả nước trên phạm vi cả nước trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế số, từ đó thay đổi cách chúng ta sản xuất, cách chúng ta đang làm việc không ai khác chính là các doanh nghiệp số Việt Nam. Dùng công nghệ để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam và từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ này sẽ đi ra toàn cầu. Cuộc cách mạng toàn dân khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công nghệ số sẽ giúp Việt Nam số hóa nền kinh tế rất nhanh.
Chuyển đổi số - cuộc cách mạng về chính sách
Bên cạnh việc đem lại những vận hội mới, công nghệ số sẽ hình thành những mô hình kinh doanh mới, thay thế mô hình kinh doanh cũ và tạo ra những thách thức mới. Uber đang thách thức taxi truyền thống, Fintech thách thức ngân hàng truyền thống. Cho phép tài khoản viễn thông di động thanh toán hàng hóa giá trị nhỏ sẽ giải quyết bài toán thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% người dân nhưng lại thách thức ngành ngân hàng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trăn trở, vấn đề của Chính phủ là có chấp nhận những mô hình kinh doanh mới này hay không. Do vậy, nhiều người nói rằng: Số hóa nền kinh tế là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là cuộc cách mạng về công nghệ.