Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Năm.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2023 trực tuyến với địa phương; trong đó yêu cầu các bộ,ịquyếtphiênhọpChínhphủthườngkỳthángnătỷ số bỉ cơ quan, địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.
Theo Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thực chất, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế…;
Các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc điều chỉnh chính sách của các nước, đối tác, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư để chủ động phân tích, dự báo, xây dựng các kịch bản, phương án điều hành, phản ứng chính sách nhanh hơn, kịp thời, hiệu quả hơn đối với những vấn đề phát sinh.
Kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tích cực rà soát, nắm chắc tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu;
Khẩn trương triển khai các chính sách đã ban hành, kiến nghị cho phép kéo dài, bổ sung, điều chỉnh kịp thời, phát huy cao nhất hiệu quả của chính sách và nguồn lực đã ban hành; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp mới theo hướng mạnh hơn, quyết liệt, hiệu quả, thiết thực để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội;
Đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng rà soát, kiên quyết cắt giảm những thủ tục hành chính chính, điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, được người dân, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị. Tuyệt đối không ban hành quy định mới làm phát sinh chi phí, thủ tục, thời gian trái quy định hoặc không cần thiết cho công tác quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp, người dân; trường hợp đã ban hành thì phải rà soát, sửa đổi ngay, chậm nhất hoàn thành trong tháng 8 năm 2023….
Khẩn trương thực hiện việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người dân, doanh nghiệp
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương trình Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023 để xem xét, ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội trong tình hình mới; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế. Tiếp tục rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng quý 2 và cả năm 2023; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp, kịp thời;
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; triệt để cắt giảm các khoản chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách. Thực hiện hiệu quả các chính sách gia hạn, miễn giảm các loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiếp tục kịp thời đề xuất các chính sách nếu thấy còn dư địa;
Theo dõi sát tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức phát hành có khối lượng phát hành lớn và gặp khó khăn trong nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi đến hạn trong năm 2023. Hoàn thiện báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2022-2023, đề xuất các giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả để xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại, hạn chế hiện nay, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/6/2023.
Phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; chỉ đạo các tổ chức tín dụng phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh;
Tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ, cụ thể để thúc đẩy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế là tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro….
Bảo đảm ổn định nguồn điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt
Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII; chủ động điều tiết, bảo đảm ổn định nguồn điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong mùa cao điểm nắng nóng, khắc phục tình trạng thiếu điện; rà soát, hướng dẫn, sớm cấp phép hoạt động cho các dự án năng lượng tái tạo đủ điều kiện, để sớm đưa các dự án này vào vận hành với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ;
Tiếp tục triển khai các giải pháp đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng cho những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh, tiềm năng, lợi thế; phát huy các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; chủ động thông tin, cảnh báo, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó kịp thời với các vụ kiện phòng vệ thương mại, các tiêu chuẩn, kỹ thuật mới của nước đối tác xuất khẩu;
Triển khai hiệu quả các chính sách kích cầu tiêu dùng, phát triển thương mại, thị trường trong nước, thúc đẩy áp dụng thương mại điện tử, phát triển dịch vụ logistics để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả…./.
Theo TTXVN
(责任编辑:World Cup)
Thí sinh HHVN 2020 đoạt giải quốc gia, IELTS 7.0
Thái Lan chọn Việt Nam ở King’s Cup: Đúng toan tính của thầy Park
Việt Nam: Cứ vào web khiêu dâm là dính mã độc
MU bổ nhiệm Ralf Rangnick làm HLV tạm quyền
Tác giả viết SGK cả 2 “thời kỳ” nói về khác biệt của những quyển sách mới
Kết quả giải Nữ Cúp Quốc gia 2019: Hà Nam vô địch
NSƯT Chí Trung bức xúc về thông tin 'sức khỏe đang nguy kịch'
Ninh Dương Lan Ngọc rạng rỡ dù sụt cân vì lịch làm việc dày đặc
Báo Hàn: Tuyển Việt Nam và thầy Park khiến Thái Lan câm nín