Sáng 27/11,ưởngphòkết quả bóng đá quốc gia tây ban nha hội nghị đối thoại giữa Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình (TP Hà Nội) với hiệu trưởng và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh các trường học năm học 2020-2021 đã được tổ chức ngay tại UBND quận này.
Đây là lần đầu tiên UBND quận Ba Đình tổ chức một cuộc “đối chất trực tiếp” để lắng nghe và giải đáp rõ các nội dung về thu chi cho hiệu trưởng và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh các trường trực thuộc.
Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình đăng đàn đối thoại với đại diện phụ huynh và hiệu trưởng các trường trên địa bàn về công tác thu, chi tài chính. |
Tại đây, ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình đã trả lời thẳng về các vấn đề nóng, bất cập được đại diện phụ huynh, các trường trên địa bàn nêu ý kiến.
40 phụ huynh, 39 người đồng thuận, 1 người không, có được thực hiện?
Trước nhiều ý kiến về việc thu, chi kinh phí hoạt động cho quỹ Ban phụ huynh trường/lớp, ông Thuận nhấn mạnh và lưu ý các trưởng ban đại diện phụ huynh và hiệu trưởng về quy định “không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh”.
“Chúng tôi cũng nắm bắt được các câu chuyện là có ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường nêu ra một mức thu nhưng lại cào bằng; trong khi mức thu nhập và điều kiện của các phụ huynh các con trong lớp lại khác nhau. Có nhà thì đóng 300 hay 500 nghìn đồng là bình thường nhưng cũng có những gia đình với họ 50 nghìn đồng cũng là khó khăn. Do đó, các trưởng ban đại diện phụ huynh và hiệu trưởng lưu ý và quán triệt nghiêm việc không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân”.
Ông Thuận cho rằng đây cũng là việc giúp các trường tránh gây nên những bất đồng, bức xúc hay đơn từ phản ánh kiến nghị, gây mất đoàn kết nội bộ trong và ngoài nhà trường.
Nhiều trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh các trường ở quận Ba Đình đã đặt câu hỏi "chất vấn" Trưởng phòng GD-ĐT quận. |
Liên quan đến việc phụ huynh muốn đóng góp hỗ trợ các khoản đầu tư thiết bị trường học cho chính con em mình, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng nêu vấn đề: “Đồng ý không ép buộc, không cào bằng và không quy định mức tài trợ tối thiểu. Nhưng trong trường hợp, khi triển khai, hầu hết phụ huynh lớp đồng thuận tuy nhiên chỉ có 1-2 phụ huynh không đồng thuận. Ví dụ như lớp 40 phụ huynh, 39 người đồng thuận, chỉ có 1 người không đồng thuận thì chúng tôi có được triển khai hay không và nếu được thì cách thức như thế nào?”.
Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng. |
Về điều này, ông Thuận cho hay, cần tuân thủ quy định không cào bằng, trên tinh thần tự nguyện. “Như vậy, phụ huynh nào muốn đóng để hỗ trợ cho chính con em mình thì đóng, phụ huynh không đóng cũng không sao. Tức mỗi phụ huynh có bao nhiêu thì hỗ trợ bấy nhiêu và cùng nhau ủng hộ đến khi đủ để có thể triển khai thực hiện thì dừng lại, phụ huynh không tham gia cũng không sai quy định. Chứ không phải cần thu 8 triệu và yêu cầu 40 phụ huynh trong lớp mỗi người phải đóng 200 nghìn đồng. Bởi như vậy vô hình bắt buộc phụ huynh hoặc miễn cưỡng phải đồng thuận theo. Như vậy, Ban phụ huynh sẽ chỉ đóng vai trò điều phối chứ không phải là kênh ép buộc”, ông Thuận nói.
Ông Thuận cho rằng, như vậy càng cho thấy vai trò và ý nghĩa của việc đối thoại để tìm ra sự đồng thuận chung.
Tại cuộc họp, các hiệu trưởng cũng nêu lên những vướng mắc với các phụ huynh và chính nhà trường.
Bà Nguyễn Điệp Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu nêu vấn đề: “Hiện nay, Bảo hiểm y tế của học sinh bắt buộc tham gia 100%. Nếu không đạt 100% thì sẽ đánh giá vào thi đua của nhà trường và giáo viên. Nhưng thực tế, hiện nay có một số gia đình có điều kiện kinh tế đã mua cho con các gói bảo hiểm chăm sóc, khám sức khỏe của các gói như Manulife, Daichi... Vậy việc đánh giá thi đua đối với các nhà trường có thực sự phù hợp không?”.
Về điều này, ông Thuận cho hay, các luật về Bảo hiểm y tế đều quy định: học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT. Do vậy, UBND TP Hà Nội cũng như UBND quận Ba Đình có công văn tăng cường thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên địa bàn và cũng đặt ra chỉ tiêu, yêu cầu đảm bảo 100% học sinh, sinh viên tham gia theo quy định của pháp luật và đưa chỉ tiêu tỉ lệ tham gia làm một tiêu chí đánh giá chất lượng, bình xét thi đua.
Ông Thuận cho rằng, các nhà trường cần cố gắng giải thích và vận động phụ huynh hiểu được giá trị của bảo hiểm y tế, bởi không chỉ cho bản thân con em mình mà còn thể hiện trách nhiệm với xã hội.
“Chi phí phải đóng cho BHYT là rất thấp, nhưng ý nghĩa của việc tham gia ngoài là trách nhiệm với bản thân người học còn là mục tiêu lớn về an sinh xã hội của nhà nước”, ông Thuận nói.
Trưởng phòng Giáo dục đăng đàn đối chất với phụ huynh chuyện tiền trường. |
“Trên thực tế, có nhiều phụ huynh, gia đình có điều kiện kinh tế vẫn có thể tham gia thêm các loại bảo hiểm khác. Còn với một số đối tượng học sinh điều kiện khó khăn, nhà trường phối hợp với gia đình để tìm cách có những nguồn tài trợ, hỗ trợ tài chính hợp pháp để hỗ trợ đóng cho các em”.
Tại cuộc họp, ông Thuận cho hay, với nhiệm vụ và trách nhiệm của Phòng GD-ĐT, đơn vị sẽ tham mưu, báo cáo tới UBND quận các vấn đề mà các phụ huynh, nhà trường còn cảm thấy khó khăn, vướng mắc để xem xét và giải quyết.
Thanh Hùng
Liên quan tới một số sai phạm của trường mầm non Hàm Rồng, TP Thanh Hóa mà phụ huynh phản ánh, Phòng Giáo dục đề nghị Chủ tịch thành phố xem xét xử lý trách nhiệm hiệu trưởng.