Giảm thiểu,ộtvậtinDnhỏbécóthểgiúpxâynhàbằngchainhựadễdànghơnbaogiờhếbảng xếp hạng giải ngoại hạng nga tái sử dụng và tái chế là những cụm từ thường được nhắc tới khi nói về nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc của con người vào tài nguyên thiên nhiên. Nhưng thay vì đem những chai soda đã qua sử dụng đi tái chế, các nhà khoa học từ Viện Hasso Plattner ở Đức muốn tạo ra mọi thứ từ bàn ghế, những con thuyền, đến những túp lều ngoài trời với loại vật dụng này. Không giống như gỗ, gạch đá và các vật liệu thông thường khác, để tạo nên những đồ vật bằng các chai nhựa này không phải là việc dễ dàng. Vì vậy mà các nhà khoa học từ Viện Hasso Plattner đã phát triển một phần mềm có tên là TrussFab, cho phép các mô hình 3D và các thiết kế có thể tự động chuyển thành cấu trúc được lắp ráp từ chai nhựa, làm cho chai nhựa trở thành vật liệu bình thường và ta chỉ cần lắp ráp lại theo đúng thiết kế của máy tính. Phần mềm TrussFab không chỉ tự động tính toán số chai nhựa cần thiết để tạo nên đồ vật, nó còn có khả năng tính toán áp lực và tải trọng của đối tượng được tạo ra. Ví dụ: phần mềm có thể tính toán và tăng cường thiết kế sao cho một chiếc ghế làm từ chai nhựa có thể chịu được trọng lượng hơn 80 kg. Thay vì sử dụng keo hoặc băng dính, TrussFab giúp tạo ra các đầu nối để giữ các chai nhựa lại với nhau. Sử dụng một máy in 3D để tạo ra các đầu nối, mỗi đầu nối thậm chí chỉ vừa với một chai duy nhất, từ đó giúp phân biệt để có thể dễ dàng lắp ráp theo hướng dẫn. Sau đó các chai được cố định bởi đinh vít hoặc gen ở trong đầu nối. Trong trường hợp phải nối hai phần đít chai lại với nhau, chỉ cần sử dụng một đinh vít hoặc bu lông để giữ chúng lại với nhau. Vẫn chưa có thông tin chính thức về việc khi nào phần mềm TrussFab được công bố rộng rãi, nhưng ngay từ bản demo, có thể thấy việc khó nhất mà bạn cần làm là thu thập đủ số lượng chai nhựa cần thiết, phần còn lại sẽ được TrussFab xử lý. Theo GenK