Tìm kiếm theo chuyên môn,điềusinhviênnămcuốicầnkhichọncôngviệctươistanbul bb ngành học
Bạn tốt nghiệp với một chuyên ngành cụ thể nhưng chưa chắc thị trường việc làm khi bạn tốt nghiệp rộng mở với chuyên ngành đó. Vậy nên, bạn cần nghiên cứu kỹ những ngành nghề, công việc gần với chuyên môn, sau đó chọn lựa những công việc phù hợp với kỹ năng, sở thích của bản thân.
Bạn cần lưu ý rằng, có nhiều cách để áp dụng các kỹ năng đã học trong trường. Thị trường lao động thay đổi thường xuyên, có thể kỹ năng của bạn ăn nhập với một ngành nghề nào đó mà bạn chưa nghĩ tới.
Các trang trực tuyến sẽ giúp bạn tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn. Bạn có thể truy cập Careerbuilder.vn và nhập kỹ năng, chuyên môn (ví dụ: Truyền thông, Kỹ thuật cơ khí, Anh văn...) cùng địa điểm, ngành nghề, cấp bậc và duyệt các kết quả phù hợp. Bạn có thể lưu các công việc mà bạn quan tâm và tiếp tục chỉnh tìm kiếm cho đến khi tìm thấy nhóm cơ hội bạn muốn ứng tuyển. Cụ thể, bạn có thể cập nhật “Những kỹ năng tìm kiếm việc làm cần nâng cấp của năm 2021” để tham khảo.
Nhắm trước công ty
Thường trước khi tốt nghiệp, các sinh viên đã nhắm đến một số công ty, doanh nghiệp, tổ chức họ cảm thấy hấp dẫn, hứng thú. Bạn nên sử dụng công cụ tìm kiếm để xem các đánh giá, hỏi - đáp, mức lương trung bình và nhiều thông tin khác. Tìm hiểu thêm về công ty qua website công ty, tin tức trên báo chí, mạng xã hội cũng là các cách hữu ích.
Đặc biệt, ở CareerBuilder.vn, bạn cũng có thể gửi namecard đến những công ty hàng lớn.
Mở rộng lựa chọn nghề nghiệp
Từ ngành học của mình, bạn có thể khám phá các con đường sự nghiệp khác nhau. Lúc này, bạn sẽ hiểu được, cùng một ngành, các vị trí, công việc khác nhau có đòi hỏi gì, mức lương như thế nào…
Ví dụ: Bạn học ngành “Báo chí”, nhưng ngoài làm phóng viên, bạn có thể làm copywriter, sáng tạo nội dung, sáng tạo ý tưởng, biên tập viên nhà xuất bản…
Xây dựng networking và nhận giới thiệu
Xây dựng networking (mạng lưới quan hệ) là một bước quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Sau khi tìm hiểu về thị trường lao động, bạn có thể xin ý kiến từ những người đi trước.
Ví dụ, bạn có thể tìm hiểu từ bố mẹ, anh chị em, họ hàng với các câu hỏi: Công việc hàng ngày là gì? Làm thế nào có được công việc đầu tiên sau khi ra trường? Kỹ năng nào là quan trọng nhất trong sự nghiệp của mình? Ở công ty có công việc nào phù hợp với con/em không? Gợi ý ai đó nên làm quen để thử tìm cơ hội việc làm…
Ngoài ra, bạn đừng quên tham gia vào các câu lạc bộ chuyên môn tại trường, tham dự các sự kiện tuyển dụng online, tham dự các hội chợ việc làm. Đặc biệt, đối với hội chợ việc làm, bạn đừng chỉ quan tâm các nhà tuyển dụng mà nên trò chuyện với cả những ứng viên khác. Điều này có thể giúp bạn tìm được việc làm tại các công ty mà bạn quan tâm.
Viết CV
Nghiên cứu để viết CV là một bước thiết yếu để tìm việc sau khi tốt nghiệp đại học. Khi bạn đã lựa chọn được công việc, ngành nghề mà bạn thấy lôi cuốn, bạn cần ghi lại các từ khóa xuất hiện phổ biến trong các bản mô tả công việc, và đặt câu hỏi “Các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những kỹ năng và tính cách nào?”
Nếu bạn bị hấp dẫn bởi các công việc có các từ khóa về kỹ năng khác nhau, bạn nên tạo nhiều phiên bản CV để phù hợp với từng vị trí ứng tuyển. Việc tạo 1 bản CV chuyên nghiệp giờ đây dễ dàng với nhiều ứng dụng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo CareerBuilder để tạo nên một CV “chuẩn chỉ”.
Quản lý tài khoản mạng xã hội
Bạn nên kiểm tra xem tài khoản trên mạng xã hội có thể gây bất lợi đến công cuộc tìm kiếm việc làm không. Nhiều nhà tuyển dụng kiểm tra các ứng viên tiềm năng cư xử như thế nào trên mạng xã hội. Vì vậy, bạn nên cài đặt quyền riêng tư hoặc ẩn, xóa những gì có thể khiến người khác để lại ấn tượng xấu về bạn.
Ngược lại, bạn cũng có thể theo dõi các lãnh đạo trong ngành hoặc công ty mà bạn quan tâm trên mạng xã hội. Những chia sẻ về thành tích, điều bạn thấy thú vị trong lĩnh vực này, tham gia vào các tọa đàm liên quan đến nghề nghiệp mà bạn theo đuổi cũng là cách “ghi điểm” với nhà tuyển dụng.
Luyện tập kỹ năng phỏng vấn
Bạn nên luyện tập trả lời phỏng vấn trước khi bạn có hẹn phỏng vấn. Điều này giúp bạn tự tin, thoải mái, trả lời khéo léo hơn.
Là một sinh viên mới ra trường, không dễ để có được công việc đầu tiên hoàn hảo như mơ. Điều quan trọng là bạn cần có tầm nhìn phát triển sự nghiệp lâu dài. Bạn nên xây dựng tư duy quản lý sự nghiệp, để biết mình muốn gì, công việc nào phù hợp, lương hay kinh nghiệm là điều ưu tiên...