Nơi mở đầu trang sử mới
Chưa ai biết Nhà việc Phú Cường được xây dựng từ khi nào,àviệcPhúCườngNơilưudấunhữngthờikhắclịchsửkết quả bóng đá kuwait chỉ biết rằng, trước Cách mạng Tháng Tám, nơi đây là khu hành chính của thực dân Pháp, là trung tâm tỉnh lỵ Thủ Dầu Một thời bấy giờ. Từ ngôi nhà này, cách đây 76 năm, lần đầu tiên sau gần 100 năm sống trong xiềng xích nô lệ, người dân Thủ Dầu Một đã được nghe đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy tuyên bố chính quyền đã về tay nhân dân, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Các tài liệu lịch sử ghi lại rằng, sau Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào ngày 13-8-1945 và với lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, hàng triệu đồng bào và chiến sĩ cả nước đã đồng lòng nổi dậy giành chính quyền. Căn cứ vào chỉ thị của Đảng, từ ngày 14-8, nhiều địa phương đã chủ động khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19-8 khởi nghĩa ở Hà Nội, ngày 23-8 ở Huế, ngày 25-8 ở Sài Gòn…
Lãnh đạo tỉnh và TP.Thủ Dầu Một cắt băng khánh thành công trình Nhà truyền thống thành phố. Ảnh: PHƯƠNG AN
Tại Thủ Dầu Một, đêm 23- 8-1945, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng tại chợ Bưng Cầu (làng Tương Bình Hiệp) do đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì. Tại hội nghị các đại biểu hoàn toàn nhất trí việc đứng lên giành chính quyền. Sau khi giành chính quyền từ tay địch ở các quận trong tỉnh ngày 24-8-1945 và rạng sáng 25-8-1945, lực lượng cách mạng ở các làng, các quận tiến về Thủ Dầu Một với hơn năm vạn người. Khí thế cách mạng bừng bừng như triều dâng thác đổ, khu vực trước Nhà việc Phú Cường ngập tràn cờ hoa, biểu ngữ. Cờ đỏ sao vàng tung bay hòa trong những tiếng hô như sấm dậy: “Chính quyền về tay Việt Minh”, “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Mặt trận Việt Minh muôn năm”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”... Những âm thanh tạm lắng xuống khi đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban khởi nghĩa long trọng tuyên bố chính quyền đã về tay nhân dân: “Từ nay xóa bỏ chính quyền phát xít của Nhật dựng lên, lập ra chính quyền của giai cấp công nông”. Ngày 25-8-1945 trở thành một ngày trọng đại đối với người dân Thủ Dầu Một - ngày người dân từ kiếp nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Một trang sử mới được mở ra, chói lọi, vinh quang.
Như một sự sắp đặt của lịch sử, 30 năm sau buổi mít tinh giành chính quyền về tay nhân dân, tại Nhà việc Phú Cường, trong ngày 30-4 lịch sử, ngọn cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên trong thời khắc miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối.
46 năm đã trôi qua nhưng giây phút lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam từ từ được kéo lên ở cột cờ trước Nhà việc Phú Cường vẫn in sâu trong tâm trí của những người có mặt ở giây phút ấy. Ông Nguyễn Minh Giao, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương, người có mặt ở Nhà việc Phú Cường trong buổi trưa 30-4 năm ấy vẫn nhớ rất rõ khoảnh khắc vỡ òa niềm vui khi lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Nhà việc. Ngày đó, ông Giao ở trong đội hình một cánh quân tiến vào giải phóng TX.Thủ Dầu Một. Theo kế hoạch, các đơn vị đều sử dụng mật hiệu, mật khẩu khi tiến vào trung tâm thị xã để bảo đảm bí mật. Tuy nhiên, có điều cánh quân nào cũng biết trước hợp điểm cuối cùng là Nhà việc Phú Cường. Cánh quân của ông có nhiệm vụ tiến chiếm trụ sở Ty Thanh niên, sau đó hợp điểm cuối cùng ở Nhà việc Phú Cường. Ông Giao kể, khi vừa tới nơi, ông thấy đồng chí Hồng Nhung (Mười Nhung) và đồng chí Một (Nguyễn Thị Một) đã có mặt ở trụ sở Nhà việc Phú Cường. “Mười Nhung lấy lá cờ giải phóng từ anh Ba Dựa may từ đêm hôm trước đưa cho Một và ra lệnh hạ cờ ba que xuống, treo cờ giải phóng lên. Lúc đó, đồng hồ chỉ gần tới 10 giờ 30 phút. Như vậy là mục tiêu, hợp điểm cuối cùng của các cánh quân vào giải phóng thị xã đã hoàn thành! Sau đó, tôi và một số anh em trong tổ nòng cốt chạy lên thành Công binh cùng với cánh quân phía Tây tiếp quản nơi đây…”, ông Giao nhớ lại giây phút lịch sử cách đây 46 năm.
Thời gian có thể xóa nhòa nhiều kỷ niệm nhưng đối với bà Nguyễn Thị Một, giây phút cắm cờ trên nóc Nhà việc Phú Cường năm ấy là khoảnh khắc không bao giờ quên. Đến tận hôm nay sau gần nửa thế kỷ nhưng khi nhắc lại sự kiện năm ấy bà Một vẫn không nén được nỗi xúc động lẫn niềm hạnh phúc. Với nhiệm vụ được phân công giao liên mật, bà Một phục vụ trong cánh quân phía Bắc. Ngày 30-4-1975, bà Một và một đồng chí của mình là Mười Nhung được giao nhiệm vụ treo lá cờ Mặt trận giải phóng Dân tộc trên nóc Nhà việc Phú Cường. “Lúc đó, tôi không biết Nhà việc Phú Cường cửa ngõ lối đi như thế nào. Tay cầm lá cờ tôi bám cánh cửa phụ, leo lên ban công rồi bước qua Nhà việc Phú Cường giật lá cờ ba que xuống và thượng lá cờ Mặt trận giải phóng...”, bà Một bồi hồi nhớ lại.
Dù thời gian có nhiều thay đổi nhưng với bà Một mỗi khi nhắc lại sự kiện cắm cờ trên nóc Nhà việc Phú Cường trong ngày 30-4 lịch sử, trong bà vẫn luôn sống dậy những cảm xúc vui sướng, tự hào.
Nơi lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử
Sau ngày giải phóng, Nhà việc trở thành trụ sở của làm việc của phường Phú Cường cho đến năm năm 2014. Trong những năm qua, công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị của phường Phú Cường nói riêng và TP.Thủ Dầu Một nói chung đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Với mục tiêu đến năm 2025, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao của thành phố được đầu tư xây dựng đồng bộ về cơ sở vật chất, mang tầm vóc của một đô thị loại I, hiện đại, văn minh của tỉnh; khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân trên địa bàn thành phố và phấn đấu đến năm 2030, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố phát triển đạt các tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo đó, trong giai đoạn 2020 đến 2025 thành phố tập trung nâng cấp, cải tạo sửa chữa nhiều công trình văn hóa, thể thao bảo đảm đạt chuẩn theo các tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó có việc xây dựng Nhà truyền thống thành phố (Nhà việc Phú Cường).
Ông Phạm Hùng Sơn, Phó Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin TP.Thủ Dầu Một, cho biết thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Thủ Dầu Một, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố đang phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng nội dung trưng bày nhà truyền thống. Nội dung trưng bày phải bảo đảm tính lịch sử và khoa học, kết hợp tính dân tộc và hiện đại. Cấu trúc nội dung trưng bày logic, có xâu chuỗi, gắn kết và chuyển tiếp giữa các chủ đề, tiểu đề. Việc thực hiện các mô hình mỹ thuật, các tổ hợp trưng bày kết hợp với tư liệu, hiện vật nhằm làm nổi bật các chủ điểm trưng bày hướng tới.
Chính quyền thành phố mong muốn việc xây dựng nhà truyền thống ngay khu vực đã lưu dấu những khoảnh khắc lịch sử sẽ càng tô đậm và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, giúp người dân thành phố hiểu rõ sự hình thành và phát triển của vùng đất Thủ Dầu Một - Sông Bé - Bình Dương. r
Công trình Nhà truyền thống TP.Thủ Dầu Một được xây dựng trên diện tích gần 1.000m2. Bên cạnh việc phục dựng dựa trên kiến trúc cũ, công trình còn tạo điểm nhấn trong kiến trúc đặc trưng của TP.Thủ Dầu Một xưa và nay; kết hợp làm khu công viên công cộng cho người dân vui chơi, nhằm giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của thành phố; giới thiệu về lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội và nhân văn, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Thủ Dầu Một từ chống Pháp đến chống Mỹ, quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những nghề thủ công truyền thống hình thành và phát triển trên đất Thủ Dầu Một. Qua đó, tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tinh thần yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc, biết ơn các thế hệ tiền nhân đã có công xây dựng, bảo vệ, phát triển quê hương.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)