Cây bưởi đem lại thu nhậpcao cho nông dân
Những con đường nối liền các ấp của xã Bạch Đằng ngày nàocòn lầy lội,ãBạchĐằngTânUyênGiữvữngcáctiêuchínôngthônmớgiai hang 1 anh bụi bặm giờ đây đã được trải nhựa phằng lỳ, không những giúp chongười dân đi lại thuận tiện mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho bà con vận chuyểnhàng hóa nông sản. Dọc theo các tuyến đường này, những cánh đồng lúa, những vườnbưởi trải dài, xanh ngát. Bưởi Bạch Đằng vốn nổi tiếng thơm ngon; cây bưởi đãcó mặt ở đây từ nhiều năm trước, nay trở thành loại cây chủ lực, mang lại nguồnthu nhập khá cho người dân trong xã.
Cây bưởi đã mang lạithu nhập cao cho người dân xã Bạch Đằng. Trong ảnh: Ông Tống Văn Bé đang chămsóc vườn bưởi nhà mình
Trước đây, có thời gian cây bưởi Bạch Đằng bị thoái hóa giống,thường sâu bệnh, vì vậy thu nhập người dân bị ảnh hưởng. Khi xã nhận được sự hỗtrợ về giống, phân bón theo Quyết định 45/2012/QĐ- UB của UBND tỉnh về một sốchính sách hỗ trợ, giữ gìn và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản Bình Dươnggiai đoạn 2013-2016, cây bưởi tại Bạch Đằng đã có điều kiện trở lại vị thế nămnào. Giờ đây, toàn xã Bạch Đằng có gần 500 hộ trồng bưởi với khoảng 400 ha. Câu
chuyện về cây bưởi tạivùng đất cù lao giờ đây đã trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Ông Tống Văn Bé ở ấpTân Trạch, một trong những người gắn bó lâu đời với cây bưởi trong xã, chia sẻ:“Những năm trước đây cây bưởi chết nhiều, gây thiệt hại cho bà con trong xã.Khó khăn là thế nhưng hầu hết các hộ dân tại đây đều muốn gắn bó lâu dài vớicây bưởi. Được Nhà nước hỗ trợ giống, phân bón, chúng tôi rất mừng. Nhờ sự hỗtrợ này, chúng tôi đã mạnh dạn cải tạo vườn cây, trồng mới cây bưởi. Thu nhập củacác gia đình trồng bưởi trong xã giờ đây cũng tăng cao so với trước”.
Vườn bưởi của ông Bé chưa phải là vườn bưởi tốt nhất của xãBạch Đằng do nằm ở vị trí thấp, khó cắt nước nên gia đình gặp khó trong xử lýcho ra trái vụ, nhưng hàng năm vườn bưởi vẫn cho gia đình ông nguồn thu gần cảtrăm triệu đồng từ hơn 5.000m2 đất.
Ở Bạch Đằng, có những hộ trồng bưởi cho thu nhập cả trăm triệuđồng chỉ trên 1.000m2 đất trồng bưởi, trong đó tập trung ở các thành viên trongTổ hợp tác sản xuất bưởi ViệtGAP Bạch Đằng. Nhờ nắm vững kỹ thuật, nhận đượccác hỗ trợ kịp thời của ngành chức năng, xử lý ra trái nghịch vụ, 12 thành viêntrong tổ có thu nhập cao. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, trung bình họ cóthu nhập 400 triệu đồng/ ha. Có thể kể đến một số điển hình như ông Dương VănMinh, với chỉ 0,7 ha thu gần 300 triệu đồng; anh Nguyễn Hữu Tâm, chỉ vỏn vẹn1.600m2 thu về hơn 110 triệu đồng; bà Huỳnh Thị Minh Hiền thu 165 triệu đồng vớidiện tích vườn bưởi chỉ 1.500m2.
Tạo điều kiện phát triển thương mại - dịch vụ
Ông Phạm Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng, cho biết xãđã xác định cây bưởi, trong đó tập trung là bưởi đường lá cam, bưởi ổi là câytrồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người dân. Chính vì vậy, trong thờigian qua, UBND xã đã tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ về phát triểncây bưởi cho nông dân. Bên cạnh cây bưởi, lĩnh vực thương mại - dịch vụ của xãcũng đang phát triển mạnh, nhiều hàng quán, nhà hàng xuất hiện trên vùng đất cùlao này. Đây chính là loại hình kinh tế góp phần nâng cao thu nhập cho ngườidân xã Bạch Đằng, đồng thời hứa hẹn nhiều tiềm năng và đang được khuyến khíchphát triển.
Đến cuối năm 2013, xã Bạch Đằng đã đạt 19/19 tiêu chí của bộtiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Việc thực hiện thành công chươngtrình xây dựng nông thôn mới đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của vùng đất cùlao. Theo ông Phạm Văn Hoàng, trong thời gian tới, xã Bạch Đằng sẽ giữ vững,phát huy và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí để chương trình xây dựngnông thôn mới tại đây phát triển cao hơn. Để tăng thu nhập cho người dân, xã BạchĐằng tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ để người dân thâm canh vườn bưởi; phát triểncác dự án sản xuất rau an toàn (hiện tại đã có khoảng 10 ha); đồng thời pháttriển thêm các loại hình dịch vụ gắn với hoạt động du lịch sinh thái…
ĐÀ BÌNH