-Nhiều đại gia sở hữu căn hộ,ộdanhsáchđạigiaSàiGònsởhữudựántỷthứ hạng của hnk rijeka penthouse, biệt thự tại các khu đô thị cao cấp, dự án tỷ USD, bỗng dưng bị lộ thông tin cá nhân. Điều này dẫn đến cảnh “dở khóc, dở cười” vì bị quấy rối bởi đội ngũ môi giới đông đảo, liên tục gọi điện, nhắn tin bán nhà.
Bán thông tin đại gia như… bán rau
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết rao bán thông tin cá nhân của khách hàng mua căn hộ, biệt thự ở những dự án như: Lakeview City, Hà Đô Centrosa, The EverRich, Vinhomes Central Park, M-One, dự án của Phú Mỹ Hưng, Lexington, The Menor... Người mua thông tin sẽ liên hệ qua Facebook hoặc số điện thoại di động của người bán. Bên mua có thể kiểm tra thử một vài số điện thoại xem có đúng là khách hàng thật hay không, nhiều trường hợp người bán còn cung cấp cả hình ảnh chụp thông tin cá nhân trên hợp đồng để tăng độ tin cậy.
Nhiều khách mua nhà có nguy cơ bị bán thông tin cá nhân |
Thỏa thuận giá cả xong, những người rao bán này yêu cầu người mua chuyển tiền vào tài khoản. Nhận tiền xong, họ sẽ chuyển danh sách khách hàng cho người mua qua email cá nhân hoặc đưa trực tiếp. Giá của mỗi bộ danh sách khách hàng từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng.
Chị Q. đang làm việc cho một công ty bất động sản tại TP.HCM, giới thiệu, Q. đang có trong tay nhiều bộ danh sách, thông tin khách hàng lên đến hàng ngàn người mua nhà ở nhiều dự án khác nhau. Trong đó, có nhiều dự án “hot” nhất thị trường trong khoảng 2 năm trở lại đây.
Trong vai người cần mua, phóng viên hỏi: “Thanh toán như thế nào? Tôi mua danh sách này rồi về bán lại được không?”. Q bảo: “Nếu được thì anh chị chuyển khoản, em gửi data khách hàng qua email luôn. Còn không thì gặp mặt trực tiếp cũng được. Khi đã mua, anh chị muốn làm gì thì làm. Có khi anh chị bán lại cho người khác lại lời to hơn em”, Q. nói.
Khi phóng viên gặng hỏi: “Vậy danh sách này bạn lấy ở đâu ra?”. Q nói: “Tụi em ở bên bộ phận bàn giao căn hộ, là đại lý trực tiếp của chủ đầu tư, nên không sợ có sai sót. Nếu không tin, anh chị có thể kiểm tra từng file hợp đồng mua bán cụ thể”.
Với việc rao bán thông tin cá nhân tràn lan trên mạng xã hội, nhiều người mua nhà tại những dự án hạng sang cho biết, họ suốt ngày phải nhức đầu vì tin nhắn và cuộc gọi quảng cáo bất động sản, bảo hiểm nhân thọ, cho vay tiền… dồn dập; quấy rầy suốt từ sáng cho đến đêm khuya.
Theo chị T.M.Hạnh (ngụ quận 2), dù đang tất bật với công việc nhưng chị liên tục phải nhận những cuộc gọi với câu chào hỏi đúng tên, địa chỉ và thậm chí là đúng cả số CMND khiến chị phát “hoảng”. Hầu như trong một ngày, từ sáng đến chiều là chị Hạnh liên tục nhận được nhiều cuộc gọi xưng là nhân viên của một công ty bất động sản để mời mua nhà.
“Tôi không hiểu họ lấy thông tin đâu ra mà đúng từng chi tiết như vậy. Mỗi ngày tôi nhận được hơn chục cuộc gọi và tin nhắn quảng cáo nhà đất. Mặc dù tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần là tôi không có nhu cầu mua thêm nhà ở nữa nhưng họ vẫn mời chào đủ các sản phẩm từ biệt thự, nhà liền kề, đất thổ cư, chung cư giá rẻ, cao cấp. Tôi phát cáu nhưng không làm gì được”, chị Hạnh nói.
Rất khó để xử phạt
Việc mua bán thông tin cá nhân một cách dễ dàng trên mạng xã hội gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều người. Ngoài những cuộc gọi và tin nhắn rác, thậm chí họ có thể trở thành nạn nhân của những mục đích xấu. Không riêng gì khách hàng, với chủ đầu tư, việc thông tin khách hàng bị rao bán tràn lan trên mạng xã hội cũng là bài toán đau đầu trong quản trị doanh nghiệp.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Trường - Đoàn luật sư TP.HCM, Điều 38 bộ luật Dân sự quy định, quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Thế nhưng trên thực tế, việc xử lý không phải là dễ dàng. Bỡi lẽ, việc xử phạt các vi phạm rao bán thông tin cá nhân rất khó khăn. Nguyên nhân là do việc xác minh những đối tượng vi phạm quy định về việc bảo vệ thông tin cá nhân trong lĩnh vực thông tin và truyền thông không dễ dàng. Ngay cả khi phát hiện ra thông tin trên mạng bị rao bán, cũng khó xác định vì đối tượng mua bán dùng thông tin giả, rất khó để tìm đích danh.
“Để hạn chế tình trạng thông tin cá nhân của mình bị rao bán, người dân sẽ rất khó để kiểm soát. Bởi lẽ, hiện nay, mỗi người đều sử dụng rất nhiều loại hình dịch vụ như ngân hàng, mua bán nhà đất, du lịch… Thậm chí, những đối tượng xấu còn khai thác thông tin của khách hàng từ chính các hiệp hội mà mình đang công tác, thế nên việc giấu thông tin là điều không thể.
Do đó, về lâu về dài, chuyện rao bán thông tin cá nhân cần phải được cơ quan nhà nước đề cập, cảnh báo cho người dân. Những người nắm giữ thông tin tại các cơ quan, hiệp hội cũng phải có chế độ bảo mật, bảo vệ thành viên của mình để tránh những đối tượng xấu lợi dụng và rao bán”, luật sư Nguyễn Văn Trường nói.
Quốc Tuấn - Diệu Thủy
Chi cục thuế quận 10, TP.HCM vừa có thông báo đến khách hàng mua căn hộ tại 1 dự án chung cư, về việc chủ đầu tư đã sử dụng hóa đơn bất hợp pháp