'Xin phụ huynh hãy trả lại vai trò người thầy cho chúng tôi'_lịch thi đấu đá hôm nay
时间:2025-01-11 00:46:18 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?ụhuynhhãytrảlạivaitròngườithầychochúngtôlịch thi đấu đá hôm nay" hiện vẫn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả VietNamNet.
Dưới đây là bài viết của độc giả Dã Quỳ gửi về diễn đàn (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Việc xây dựng một ngôi trường hạnh phúc, không chỉ là sự mong muốn của các cấp lãnh đạo, của nhà trường, của thầy cô, mà còn là sự mong mỏi của cả phụ huynh và học sinh. Vậy phải làm sao để xây dựng một ngôi trường hạnh phúc? Tôi xin được đề xuất một số giải pháp sau:
Trước hết, tôi muốn nói với các phụ huynh - những người trực tiếp có con em gửi vào nhà trường.
Vẫn biết là hiện nay, hầu hết mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con, điều kiện sống đã tốt hơn xưa rất nhiều, nhưng điều đó không có nghĩa là phụ huynh phải tìm mọi cách bao bọc con em mình.
Với hầu hết thầy cô chúng tôi bây giờ, nghĩ đến việc cầm thước đánh vào mông học sinh là điều cực kỳ xa xỉ. Bởi chúng tôi hiểu rằng có mấy phụ huynh sẵn sàng chấp nhận điều đó, hay phụ huynh sẽ quy kết việc cầm thước đánh vào mông học sinh là bạo hành.
Cả giáo viên chúng tôi và phụ huynh đều hiểu rằng “giáo dục cần có sự nghiêm khắc”. Phụ huynh thì yêu cầu giáo viên chúng tôi phải nghiêm khắc để dạy bảo học sinh, nhưng chúng tôi không dám và không đủ can đảm. Bởi ở thời điểm hiện tại, chúng tôi rất dễ bị đánh đồng sự nghiêm khắc trong giáo dục với sự bạo hành về thể xác hoặc bạo hành về tinh thần.
Và khi phụ huynh quá bảo vệ con em mình, thì sẽ làm cho giáo viên chúng tôi có tâm lý “mềm nắn, rắn buông”, mặc dù chúng tôi biết nếu vận dụng “mềm nắn, rắn buông” trong giáo dục thì chúng tôi chưa thực sự xứng đáng làm thầy, làm cô.
Nên hơn bao giờ hết, xin phụ huynh hãy trả lại vai trò người thầy cho chúng tôi, để chúng tôi có thể làm tròn trách nhiệm người thầy.
Thứ hai, tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp.
Chúng ta phải dạy học bằng tất cả tấm lòng, xứng đáng với danh xưng “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”.
Hiện nay, đại đa số thầy cô giáo đã và đang làm tròn trách nhiệm làm thầy, nhưng đâu đó vẫn có thầy cô giáo đến lớp chỉ mong hết giờ rồi về. Đâu đó ta vẫn thấy những học sinh học hết cấp 1 chưa biết đọc biết viết, những em học sinh học hết cấp 2 chưa quy đồng được mẫu số… Nên cần lắm trách nhiệm của những người đang được xã hội vinh dự gọi là thầy, là cô.
Chúng ta cũng phải giữ gìn hình ảnh người thầy. Ta thấy trên báo chí, trên mạng xã hội mỗi năm đều phản ánh vài vụ việc như: Ngoại tình, gạ tình, bạo hành… liên quan đến thầy cô giáo. Dù những sự việc đó không thể đại diện cho hơn một triệu giáo viên nhưng cũng đã ảnh hưởng đến hình ảnh người thầy. Cho nên, tôi thiết nghĩ đã được xã hội gọi bằng thầy thì luôn phải giữ gìn hình ảnh người thầy.
Và không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, để không bị lạc hậu, để làm chủ kiến thức, để tự mình thấy rằng việc đi dạy là nhẹ nhàng, để mỗi ngày đến trường với mỗi thầy cô thực sự là một ngày vui.
Thứ ba, tôi muốn đề xuất với các cấp quản lý.
Việc đầu tiên là giảm áp lực hồ sơ, sổ sách.Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo rất quyết liệt về giảm số lượng hồ sơ sổ sách, tuy nhiên, hiện nay các loại hồ sơ sổ sách vẫn còn nhiều như: Kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục, lịch báo giảng, sổ điểm, sổ chuyên môn nghiệp vụ, sổ chủ nhiệm… Đối với các giáo viên đảm nhiệm chức vụ tổ trưởng thì các loại hồ sơ sổ sách còn thêm nhiều loại như: Kế hoạch dạy học tổ chuyên môn, kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn, kế hoạch sử dụng thiết bị thí nghiệm, sổ hội họp của tổ trưởng…
Việc thứ hai là giảm các cuộc họp không cần thiết.Hiện nay còn khá nhiều cuộc họp như: Giao ban đầu tuần, giao ban liên tịch, họp chi bộ, họp giáo viên chủ nhiệm, họp tổ chuyên môn, họp đột xuất… Với sự phổ biến của mạng xã hội như bây giờ nên giáo viên thường xuyên nhận được các cuộc họp đột xuất, mà nội dung cuộc họp thì không có gì là quan trọng.
Việc thứ ba là giảm áp lực về chỉ tiêu, điểm số. Mệt mỏi nhất đối với giáo viên có lẽ không phải là các yếu tố trên, mà mệt mỏi nhất là áp lực về chỉ tiêu, về điểm số mà Ban giám hiệu giao.
Bản chất của các cuộc thi học sinh giỏi là vô cùng tốt đẹp, nhưng dưới áp lực của nhà trường, các cuộc thi học sinh giỏi trở thành “quả tạ” treo trên đầu thầy cô giáo và các em học sinh.
Ngoài áp lực của kỳ thi học sinh giỏi, còn có các áp lực khác như: Chỉ tiêu lên lớp thẳng, chỉ tiêu trên trung bình, chỉ tiêu học sinh điểm cao…
Nếu nhà trường vẫn đặt áp lực thành tích lên giáo viên thì thầy cô giáo khó lòng mà dạy thật, học sinh khó lòng học thật, kiểm tra thật, đánh giá thật. Nếu Bộ Giáo dục còn đánh giá các Sở Giáo dục qua kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, các Phòng Giáo dục còn đánh giá các trường qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10… thì bệnh thành tích sẽ vẫn mãi mãi còn đó.
Việc thứ tư là tạo môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng.Để một ngôi trường hoạt động, giáo viên không chỉ soạn giáo án và lên lớp dạy, còn rất nhiều công việc khác như: Hoạt động Đoàn – Đội, quản lý học sinh, tư vấn hướng nghiệp – tâm lý, bồi dưỡng các đội tuyển, sinh hoạt các câu lạc bộ… Nhưng Ban giám hiệu chỉ luôn nhắm đến những người làm được việc để giao việc và bắt làm việc, còn những người không làm được việc hoặc có khả năng làm nhưng tìm mọi cách để trốn việc thì sẽ không bao giờ phải làm việc.
Do đó, các công việc trọng yếu trong trường chỉ rơi vào một số ít người trong trường, nhưng khi xét thi đua, khen thưởng thì không phải ai làm nhiều cũng được hưởng nhiều. Và khi có việc cần đến sự hy sinh thì đôi khi người làm nhiều, cống hiến nhiều nhưng yếu thế lại là người bị chịu thiệt thòi.
Và cuối cùng, tôi xin kiến nghị các cấp lãnh đạo 5 điều.
Một là cải cách chế độ tiền lương. Đúng là tiền lương của giáo viên chúng tôi hiện nay đang cao hơn lương của nhân viên văn phòng, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, kế toán (vì chúng tôi có phụ cấp đứng lớp). Nhưng một giáo viên mới ra trường, lương chỉ loanh quanh 3,5 triệu/tháng, trong khi tiền chi phí trong một tháng cha mẹ gửi cho đi học đại học đâu đó cũng cần phải 4,5-5 triệu đồng. Có cô giáo mới ra trường nói với tôi rằng lúc đi học, mỗi năm cô sắm được vài bộ đồ nhưng từ khi ra trường đến nay đã 3 năm, cô chưa tự sắm được cho mình một bộ đồ nào. Như vậy, ta thấy rằng, một cử nahan sư phạm nhận mức lương khoảng 3,5 triệu đồng/tháng khó mà “hạnh phúc” được với nghề.
Hai làgiảm số lượng các cuộc thi và giảm áp lực các cuộc thi, để thầy cô thực sự chuyên tâm với bài dạy.
Ba làquan tâm đến các đặc trưng vùng miền. Hiện nay Chính phủ đã ban hành cách chính sách ưu tiên cho các vùng đặc biệt khó khăn, nhưng vì các văn bản chồng chéo nhau, nên có những khu vực không thực sự khó khăn lại được hưởng diện khó khăn, những khu vực thực sự khó khăn lại không được hưởng chế độ của vùng khó khăn. Nên cần lắm sự hợp nhất của các văn bản và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để giáo việc đang công tác tại các trường thực sự khó khăn được hướng chế độ chính sách ưu tiên của nhà nước, của chính quyền địa phương.
Bốn là quan tâm đến đặc trưng nghề. Việc nâng tuổi hưu là xu thế tất yếu, một giảng viên nữ công tác đến 60 tuổi có lẽ không phải là vấn đề quá khó. Nhưng một cô giáo mầm non công tác đến 60 tuổi lại là chuyện hoàn toàn khác. Khi phụ nữ trên 55 tuổi, có lẽ hầu hết đã lên chức bà với vài đứa cháu. Trong mỗi gia đình, việc chăm sóc cho 1, 2 đứa cháu đã là vất vả như thế nào đối với các bà. Nên việc chăm sóc cho cùng lúc khoảng 25-30 em phải chăng là một việc quá sức vất vả đối với các cô.
Và năm là tạo điều kiện cho giáo viên an tâm công tác. Hiện nay việc sát nhập các trường và điều hòa, cân đối giáo viên giữa các trường dẫn đến việc luân chuyển và điều động giáo viên giữa các trường. Việc luân chuyển và điều động là thực sự cần thiết để cân đối giáo viên giữa các trường. Nhưng cần hững tiêu chí rõ ràng, đặc biệt là có lộ trình dài hạn để thay vì tâm lý bị điều chuyển, bị điều động tăng cường là tinh thần xung phong điều chuyển, xung phong đi tăng cường.
Dã Quỳ(giáo viên THPT)
Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?". Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin chân thành cảm ơn. |
'Hãy làm sao để giáo viên muốn ở lại trường thêm 15 phút sau giờ dạy'
Một giám đốc Sở GD-ĐT đã chia sẻ với các lãnh đạo phòng ban của Sở và các trường rằng “một lãnh đạo thành công chỉ khi giữ chân được giáo viên, nhân viên muốn ở lại trường 15 phút sau khi họ hết việc”.猜你喜欢
- Kết quả Wolves vs Chelsea, Kết quả bóng đá Anh
- Chủ tịch Quốc hội ký Thỏa thuận hợp tác mới giữa QH Việt Nam
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh quý II
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các doanh nghiệp
- Chiêm ngưỡng vật bằng vàng của triều đại Baekje tại Bảo tàng lịch sử quốc gia
- Nền tảng và sức bật
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bí thư Thành ủy Vientiane
- Hội Cựu thanh niên xung phong TP.Dĩ An: Họp mặt ngày truyền thống
- Thiếu chính sách khuyến khích phát triển xe máy điện