您的当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang nằm dưới đáy “đường cong nụ cười”_lich thi dau bong da nam 正文
时间:2025-01-26 04:21:10 来源:网络整理编辑:Ngoại Hạng Anh
Tin thể thao 24H Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang nằm dưới đáy “đường cong nụ cười”_lich thi dau bong da nam
Những năm gần đây,ệpđiệntửViệtNamđangnằmdướiđáyđườngcongnụcườlich thi dau bong da nam tốc độ phát triển của lĩnh vực CNTT và truyền thông mỗi năm tăng từ 6-9% và thường vượt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Cụ thể, năm 2022 doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT đạt 148 tỷ USD. Trong đó, phần mềm chiếm khoảng 6 tỷ USD, phần cứng điện tử là 135 tỷ USD chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp.
Tuy vậy, tại Hội thảo “Chính sách xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư linh kiện và sản phẩm CNTT và phổ biến thông tư 25/2022/TT-BTTTT” tổ chức sáng 29/3 , ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT&TT (Bộ TT&TT) thẳng thắn nhìn nhận rằng, kết quả nêu trên có đóng góp phần lớn từ khối ngoại. Về mảng phần cứng, có đến 99% thiết bị điện tử viễn thông tại Việt Nam đang sử dụng là nhập khẩu từ nước ngoài.
“Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam còn rất nhiều hạn chế về quy mô, công nghệ. Nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT, điện tử, Chính phủ và Bộ TT&TT đã triển khai chiến lược Make in Việt Nam với trọng tâm là thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam”, ông Nguyễn Thiện Nghĩa nói.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Phạm Hải Phong - Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công thương (Bộ Công thương) cho hay, các nhà cung cấp linh kiện điện tử Việt Nam đang được định vị ở cuối đồ thị nụ cười.
Các doanh nghiệp của chúng ta thường gắn với những khâu có giá trị gia tăng thấp như sản xuất, lắp ráp. Trong khi đó, các khâu quan trọng của chuỗi sản xuất như R&D, xây dựng thương hiệu, thiết kế, logistic, tiếp thị, bán hàng,... đều nằm trong tay doanh nghiệp ngoại.
“Các công ty Hàn Quốc thường có nhà cung ứng lớp 1 là doanh nghiệp Hàn Quốc. Cũng có một số nhà sản xuất Việt Nam trở thành đơn vị cung ứng lớp 1 nhưng số lượng rất ít, với các sản phẩm đơn giản. Các công ty Việt Nam chủ yếu tham gia vào lớp thứ 2 hoặc thứ 3 của chuỗi cung ứng này”,ông Phạm Hải Phong chia sẻ.
Theo chuyên gia của Bộ Công thương, ở lĩnh vực điện, điện tử, những nhà sản xuất FDI chiếm tỷ trọng lớn trong chuỗi cung ứng cho ngành. Các công ty Việt Nam vừa nhỏ, số lượng ít và năng lực cung ứng cũng không mạnh. Một số linh kiện điện tử mà Việt Nam có tiềm năng sản xuất là bộ dẫn điện, bảng mạch điện tử và các sản phẩm điện tử tiêu dùng như thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe,...
Chia sẻ về thực trạng của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có đặc thù là thâm dụng lao động lớn. Điều đó ngược hẳn với ngành công nghiệp điện tử ở các nước khác. Nguyên nhân do chúng ta chủ yếu tập trung vào khâu lắp ráp. Hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Theo bà Hương, các doanh nghiệp điện tử nội địa đang gặp thách thức lớn về việc đảm bảo đủ năng lực về công nghệ, nhân lực và quản trị sản xuất.
Thách thức thứ hai đến từ những áp lực phải đảm bảo tiến độ và chất lượng hàng giao, đồng thời tuân thủ quy định khắt khe của người mua hàng (các công ty đa quốc gia). Bên cạnh đó là việc phải chịu sự đánh giá và kiểm soát của các công ty đầu chuỗi với những yêu cầu tối ưu hóa quá trình sản xuất hàng ngày.
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thị Thúy Hương đề xuất Chính phủ và Quốc hội cần ban hành các chính sách một cách nhất quán, ổn định, có tiên lượng lâu dài, trong đó ưu tiên cho doanh nghiệp nội.
Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam mong muốn các cơ quan Chính phủ thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật xuất nhập khẩu, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kinh doanh, kết nối thương mại.
Theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, để giải quyết bất cập về chính sách, hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm phần cứng điện tử Việt Nam, ngày 31/12/2022, Bộ TT&TT đã ký ban hành Thông tư 25/2022/TT-BTTTT về xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT, nội dung số, phần mềm.
Đây là chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nội trong sản xuất sản phẩm CNTT, giải quyết bất cập chênh lệch về thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện.
San Marino Moto GP 2017: Honda chạy thử nghiệm dưới mưa2025-01-26 05:03
GoBear cùng ứng dụng đặt dịch vụ du lịch KLOOK mở cuộc thi “Hè này phải khác”2025-01-26 04:52
Đột Kích: Boss.CFVN “nhàn tênh” giành lấy 150 triệu đồng2025-01-26 04:51
Cửu Âm VNG: 1 năm nhìn lại vẫn đứng vững sau cơn bão VLTK Mobile2025-01-26 04:46
Siêu xe Porsche 911 GT3 màu lạ hơn xe Cường Đô la2025-01-26 04:12
Gần 120 thí sinh thi sơ khảo quốc gia Vô địch thiết kế đồ họa thế giới 20182025-01-26 03:53
Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội phải ngắn, gọn, rõ để ai đọc cũng có thể hiểu2025-01-26 02:55
Doanh số bán hàng của Huawei tại thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh2025-01-26 02:37
Tin chuyển nhượng 152025-01-26 02:22
Cuối tháng 5 VNPT sẽ thoái vốn hơn 100 tỷ đồng tại SPT2025-01-26 02:21
Cốc cà phê đắt đỏ, có giá gần 23 triệu đồng gây tranh cãi2025-01-26 04:55
An ninh thông tin là một trong bảy thách thức lớn nhất của doanh nghiệp Việt2025-01-26 04:42
Toyota Vios có thêm phiên bản mới tại Việt Nam2025-01-26 04:37
Cùng xem video chọc thủng quả bóng nước khổng lồ ở tốc độ 1.000 fps2025-01-26 04:30
Đám cưới của 'Hoa hậu chuyển giới đẹp nhất Thái Lan' với chồng doanh nhân2025-01-26 04:11
Giật điện thoại, tên cướp nổ súng bắn chết nạn nhân2025-01-26 04:07
11/6/2017: Tròn 20 năm ngày chiếc camera di động đầu tiên ra đời2025-01-26 03:06
iPhone vẫn có một điểm trừ lớn mà suốt mấy năm qua Apple bó tay không giải quyết2025-01-26 03:03
Vietnamese PM meets with Polish President in Warsaw2025-01-26 02:59
Huế hoàn thành khóa đào tạo chuyên viên bảo mật mạng cấp cao CCNA phần 12025-01-26 02:44