Thủ tướng: Chính phủ nghiêm túc tiếp thu ý kiến Quốc hội_kqbd c3
作者:World Cup 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-11 13:47:50 评论数:
Chiều 21-11,̉tướngChínhphủnghiêmtúctiếpthuýkiếnQuốchộkqbd c3 trước khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốchội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có báo cáo giải trình làm rõ thêm những vấn đềnổi lên được tập hợp qua nội dung các vị bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấntại diễn đàn Quốc hội.
Xin trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo:
Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, các đồng chí lão thành cách mạng, các vị khách quý,
Thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Thưa đồng chí, đồng bào,
Thay mặt Chính phủ, tôi xin cảm ơn Quốc hội đã cơ bản đồngtình với các Báo cáo của Chính phủ và đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch pháttriển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
Chính phủ xin nghiêm túc tiếp thu ý kiến xác đáng của các vịđại biểu Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tiếp tục phát huy những tiến bộ,kết quả đã đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế yếu kém, nâng cao hiệu lựchiệu quả quản lý điều hành, nỗ lực cao nhất để cùng toàn Đảng, toàn dân, toànquân phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Quốc hội.
Tại Kỳ họp này, các vị đại biểu Quốc hội đã gửi 154 phiếu chấtvấn đến các thành viên Chính phủ; trong đó, có 6 phiếu chất vấn Thủ tướng Chínhphủ. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các thành viên Chính phủ theo chức năng nhiệmvụ được giao trả lời bằng văn bản gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Hai ngàyqua, đã có 3 Bộ trưởng trực tiếp và 11 thành viên Chính phủ tham gia trả lời chấtvấn tại Hội trường.
Thay mặt Chính phủ, tôi xin báo cáo, giải trình thêm một sốvấn đề mà nhiều đại biểu Quốc hội và đồng bào cử tri quan tâm, chất vấn.
I. VỀ CẬP NHẬT TÌNHHÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ NHIỆM VỤ CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH ĐẾN CUỐI NĂM
Đầu kỳ họp, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội kết quả kinh tế,xã hội 9 tháng đầu năm 2013. Trong tháng 10 và tháng 11, tình hình kinh tế-xãhội chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện. Lạm phát đượckiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,49%, tháng 11 tăng 0,4%,11 tháng tăng 5,54%, ước cả năm tăng 6,2 - 6,3%, đây là mức tăng thấp trong 10năm qua.
Dư nợ tín dụng đến hết tháng 11 tăng khoảng 9%, có khả năngcả năm đạt 11 - 12%. Mặt bằng lãi suất tiếp tục ổn định. Xuất khẩu 11 tháng đạtgần 120 tỷ USD, tăng 15,1%; nhập khẩu đạt khoảng 120,3 tỷ USD, tăng 15,9%. Nhậpsiêu gần 290 triệu USD, bằng 0,24% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vốn FDI đăng ký 11tháng đạt trên 20 tỷ USD, tăng 49%; vốn thực hiện đạt khoảng 10,55 tỷ USD, tăng6%. Vốn ODA ký kết đạt 4,6 tỷ USD, tăng 14,1%; giải ngân đạt 4,04 tỷ USD, tăng13,5% so với cùng kỳ. Thu ngân sách Nhà nước đến hết tháng 11 đạt khoảng 86% dựtoán, tăng 10,6%; chi ngân sách đạt 87% dự toán, tăng 8,1% so với cùng kỳ; cố gắngphấn đấu đạt kế hoạch thu, chi ngân sách cả năm.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, nhất là công nghiệpchế biến, chế tạo. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 tăng 6%; 11 thángtăng 5,5%. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục ổn định, ước cả nămgiá trị sản xuất tăng 2,73%. Tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụtiêu dùng tăng 12,57% (loại trừ yếu tố giá tăng khoảng 5,7%). Khách quốc tế đếnViệt Nam đạt khoảng 6,8 triệu lượt, tăng 12%. Số doanh nghiệp đăng ký thành lậpmới 11 tháng tăng 9,3%; có hơn 12,6 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại.
An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm. Tạo việc làm cho trên1,4 triệu người, đạt gần 88% kế hoạch năm. Thời gian qua, nhiều cơn bão lớn đổbộ vào nước ta (bình quân 50 năm qua mỗi năm có 7,5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới,trong năm nay đến tháng 11, đã có 19 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động ởbiển Đông, trong đó 12 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta). Chúng ta đã chỉ đạolàm tốt công tác dự báo và đã chủ động kịp thời huy động các lực lượng với cácgiải pháp phù hợp để giảm thấp nhất thiệt hại; khẩn trương khắc phục hậu quả củabão lũ, hỗ trợ gia đình người bị nạn, hỗ trợ lương thực, nhà ở, khôi phục sảnxuất, hạ tầng kinh tế-xã hội và sớm ổn định đời sống của nhân dân. Đồng thời đãchỉ đạo rà soát bổ sung chiến lược, kế hoạch phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
Với những kết quả nêu trên, có cơ sở để chúng ta phấn đấu đạtđược những mục tiêu, nhiệm vụ năm 2013 mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tạiPhiên khai mạc kỳ họp. Để hoàn thành cao nhất kế hoạch năm 2013 và chuẩn bị choviệc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2014, từ nay đến cuối năm chúng ta phảinỗ lực phát huy kết quả đạt được, kiên định thực hiện các giải pháp đã đề ra.Tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòngan ninh. Chủ động cân đối cung cầu, bảo đảm đủ các mặt hàng thiếtyếu, không để biến động lớn về thị trường, giá cả và chuẩn bị tốtcác điều kiện để mọi người dân, nhất là gia đình chính sách, hộnghèo, đồng bào ở những vùng bị thiên tai đón Tết vui tươi lành mạnh,an toàn, tiết kiệm.
II. VỀ LÃNH ĐẠO QUẢNLÝ ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2014
Chính phủ sẽ khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp đểthực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết của Quốc hội đã đềra và xin báo cáo giải trình thêm một số vấn đề sau đây:
1. Kiểm soát lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng hợp lý
Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ sẽ tậptrung chỉ đạo điều hành đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ vàgiá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước quy định để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, kiểmsoát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cả trước mắt và trong trung hạn. Đồng thờiđẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính và môi trường đầu tư kinh doanh,tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.
Về tăng bội chi ngân sách Nhà nước và phát hành bổ sung tráiphiếu Chính phủ: Chính phủ đã trình và được Quốc hội đồng ý mức bội chi ngânsách năm 2014 là 5,3% GDP (224 nghìn tỷ đồng) và phát hành thêm 170.000 tỷ đồngvốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016.
Việc tăng bội chi ngân sách dành một phần để trả nợ, phầncòn lại và trái phiếu Chính phủ bổ sung được tập trung vào đầu tư các dự án hạtầng kinh tế-xã hội thiết yếu, hoàn thành nhiều công trình đang đầu tư dở dang,bổ sung vốn đối ứng ODA, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Qua đó góp phần khắcphục tình trạng đầu tư dàn trải kéo dài kém hiệu quả, xử lý nợ đọng trong xây dựngcơ bản, giải quyết nợ xấu; tăng giải ngân vốn ODA, thu hút mạnh hơn các nguồn vốnxã hội cho đầu tư phát triển, bảo đảm được tổng vốn đầu tư toàn xã hội bằng khoảng30 - 31% GDP; đồng thời góp phần tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất kinhdoanh, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động; và góp phầnquan trọng vào việc tăng năng lực sản xuất, thực hiện đột phá trong xây dựng hệthống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội2011-2020[1].
Trái phiếu Chính phủ sẽ được phát hành phù hợp theo tiến độgiải ngân các dự án và thực trạng tình hình kinh tế vĩ mô. Việc sử dụng vốn đầutư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ được quản lý chặt chẽ, bảo đảmhiệu quả đồng thời với việc thực hiện phù hợp chính sách tiền tệ, nhất là kiểmsoát tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán hợp lý, không làm tăngquá mức tổng cầu. Với các giải pháp nêu trên sẽ góp phần quan trọng kiểm soát lạmphát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng.
Với mức bội chi và phát hành trái phiếu bổ sung như đã nêutrên, nợ công trong các năm 2014, 2015 và 2016 vẫn trong giới hạn an toàn(không quá 65% GDP)[2]. Tuy nhiên, áp lực trả nợ rất lớn. Cùng với việc bố trínguồn từ ngân sách nhà nước để trả nợ, cần phát hành mới để đảo nợ đối với mộtphần nợ gốc trái phiếu Chính phủ đến hạn, bảo đảm duy trì thanh khoản, giảm thiểurủi ro tái cấp vốn và không làm tăng dư nợ gốc trái phiếu Chính phủ. Qua đó sẽbảo đảm duy trì các chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2014 ở mức15,2%, năm 2015 khoảng 20,4% và năm 2016 khoảng 22,9% tổng thu ngân sách, nằmtrong giới hạn cho phép là không quá 25% tổng thu ngân sách Nhà nước theo Chiếnlược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia đã được phê duyệt.
Với tình hình nêu trên, nợ công của nước ta vẫn trong giới hạnan toàn (Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức tài chính quốc tế đánh giá nợ côngcủa Việt Nam là an toàn và ổn định[3]). Tuy nhiên, đây là vấn đề hệ trọng, ảnhhưởng đến sự an toàn của nền tài chính quốc gia. Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạothực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là quản lý sử dụng có hiệu quả vốn vay,quản lý tốt nợ trung hạn và quỹ tích lũy trả nợ, quản lý và xử lý kịp thời rủiro... bảo đảm thực hiện đúng Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.
Về xử lý nợ xấu: Đã tập trung thực hiện đồng bộ các giảipháp để xử lý nợ xấu và đạt được kết quả bước đầu. Đã xử lý được trên 101.000 tỷđồng nợ xấu bằng dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng. Công ty quản lý tàisản (VAMC) dự kiến đến hết năm 2013 mua khoảng 30.000 đến 35.000 tỷ đồng nợ xấu.Tốc độ tăng nợ xấu đã chậm lại[4]. Tình hình tài chính, thanh khoản của các tổchức tín dụng được cải thiện, lành mạnh hơn; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu(13,7%) cao hơn nhiều so với quy định (9%).
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu còn cao, đến cuối tháng 9/2013 là4,62%[5]. Việc xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn. Cơ chế chính sách xử lý tàisản bảo đảm tiền vay còn nhiều vướng mắc; thị trường bất động sản, thị trườngchứng khoán phục hồi chậm nên rất khó bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Chưacó cơ chế hiệu quả để các doanh nghiệp, khách hàng vay vốn có trách nhiệm thamgia xử lý nợ xấu.
Thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện đồngbộ các giải pháp để xử lý nợ xấu, nhất là việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay;trích lập dự phòng rủi ro; cơ cấu lại nợ vay; nâng cao chất lượng tín dụng, hạnchế nợ xấu gia tăng; tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra bảo đảm công khaiminh bạch hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đồng thời, phát huy vai trò củaCông ty quản lý tài sản (trong năm 2014 xử lý khoảng 100.000 đến 150.000tỷ đồngnợ xấu của các tổ chức tín dụng). Phấn đấu đến hết năm 2015 xử lý được số nợ xấuhiện nay, đưa hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động lành mạnh, an toàn.
Thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp nêutrên, mục tiêu tăng GDP khoảng 5,8% năm 2014, khoảng 6% năm 2015 và kiểm soát lạmphát khoảng 7% là khả thi; đồng thời giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nợcông trong giới hạn an toàn, trả được nợ và có thêm nguồn lực để đầu tư hạ tầng,bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh như đã báo cáo Quốc hội.
2. Đẩy mạnh thực hiệnba đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
Chính phủ xin tiếp thu những ý kiến phù hợp của các vị đạibiểu Quốc hội về các nội dung này và xin báo cáo giải trình thêm như sau:
Về tái cơ cấu đầu tư công: Tiếp tục thực hiện kế hoạch đầutư trung hạn, nâng cao hiệu quả đầu tư công, khắc phục đầu tư dàn trải, lãngphí theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg và triển khai Luật đầu tư công. Rà soát các nguồnvốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước,vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển và các khoản vay được Nhà nước bảo lãnhđể tập trung đầu tư các công trình, dự án quan trọng thiết yếu, có sức lan tỏalớn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư củaxã hội. Bảo đảm các dự án đầu tư phải theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩmquyền phê duyệt gắn với trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư và chủ đầutư.
Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Như đã trình bày trongbáo cáo đầu kỳ họp, quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Kết luận củaHội nghị Trung ương 8 Khóa XI, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy vàtập trung chỉ đạo hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý Nhà nước và quản lý củachủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước[6]. Đã quy định rõ việc phân công,phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đốivới doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Hoàn thiệncơ chế, chính sách cho việc đổi mới tổ chức quản lý và giám sát tại doanh nghiệpNhà nước. Đã phê duyệt và triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu và điều lệ tổchức, hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước[7].
Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, năm 2012 - 2013 các doanhnghiệp Nhà nước đã có nhiều cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao, duy trì hoạtđộng sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, góp phần ổn địnhkinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước đóng góp khoảng 30%thu ngân sách Nhà nước và trên 33% GDP. Trên 80% doanh nghiệp Nhà nước có lãivà 11,7% doanh nghiệp lỗ. Năm 2012, vốn chủ sở hữu tăng 26% so với năm 2011; tỷsuất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là 16,37%, trong đó của các tập đoàn, tổng côngty là 16,94%. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là 1,52 lần, trong đó của các tập đoàn, tổngcông ty là 1,46 lần, nằm trong giới hạn cho phép (3 lần).
Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo khắc phục những hạn chế, yếukém, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các tậpđoàn và tổng công ty. Đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành theonguyên tắc thị trường và lộ trình đã được phê duyệt. Giảm và bán toàn bộ vốnNhà nước ở các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối. Kiện toàn cán bộlãnh đạo và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, tổngcông ty. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước. Tách bạchnhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích. Thực hiện côngkhai minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước theo quy định củapháp luật và thông lệ quốc tế.
Về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Tiếpthu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ sẽ chỉ đạo triển khai thựchiện đồng bộ các giải pháp như đã báo cáo Quốc hội để thực hiện có hiệu quả Đềán tái cơ cấu nông nghiệp và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là tậptrung thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệvào nông nghiệp và hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích từ nuôi trồng,chế biến đến tiêu thụ nông sản với các hình thức hợp tác, liên kết phù hợp. Cóchính sách thu hút mạnh đầu tư sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở địa bàn nôngthôn, thu hút và giảm nhanh lao động từ nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấulao động và kinh tế nông thôn. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng nông thôn. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tái cơ cấunông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 và Nghị quyết của Quốc hội,ưu tiên bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và tăngcường huy động các nguồn vốn xã hội đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nôngthôn. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2009-2013khoảng 750 nghìn tỷ đồng; trong đó Nhà nước đã đầu tư trên 520 nghìn tỷ đồng,chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ, tănghơn 2,6 lần so với 5 năm trước, vượt mục tiêu Nghị quyết Trung ương 7 đề ra làtăng 2 lần (giai đoạn 2004-2008 đầu tư trên 198.000 tỷ đồng, bằng 41,8% tổng vốnđầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ).
Dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tính đến tháng10/2013 khoảng gần 800.000 tỷ đồng, tăng gần 2,6 lần so với năm 2008. Ngoài ra,hàng năm Nhà nước còn chi thêm 7.000 đến 8.000 tỷ đồng từ dự phòng ngân sáchTrung ương để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Thời gian tới,Chính phủ tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, trái phiếuChính phủ, tín dụng nhà nước và tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để đầutư phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Về an toàn hồ chứa nước: Hiện nay, cả nước có gần 7.000 hồchứa thủy lợi, thủy điện đang hoạt động. Trong số đó có nhiều hồ đã được xây dựngtừ 30-40 năm trước, không còn phù hợp với tình hình bão lũ phức tạp hiện nay,không bảo đảm an toàn, cần sửa chữa nâng cấp. Đối với các hồ thủy điện, Chínhphủ đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy địnhan toàn và trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hồchứa.
Đối với hồ thủy lợi, thực hiện Chương trình bảo đảm an toànhồ chứa mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp đượcgần 500 hồ. Còn 317 hồ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ. Năm 2013,đã bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp 91 hồ. Năm 2014-2015 sẽ rà soát lại và bốtrí vốn để nâng cấp, sửa chữa số hồ có nguy cơ mất an toàn.
Cùng với việc sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa, Chính phủ đãban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định về xây dựng và tổ chức thực hiện quytrình vận hành hồ chứa và liên hồ chứa. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục61 hồ thủy lợi, thủy điện thuộc 11 lưu vực sông phải xây dựng quy trình vậnhành liên hồ chứa. Đến nay, 20 hồ thuộc 5 lưu vực sông đã được phê duyệt quytrình vận hành liên hồ chứa. Phấn đấu đến cuối năm 2014 hoàn thành việc phê duyệtquy trình vận hành liên hồ chứa đối với 41 hồ thuộc 6 lưu vực sông còn lại. Đồngthời, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị yêu cầu các bộ ngành liên quan và Ủyban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đồng bộ cácnhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn hồ chứa.
Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường: Chính phủ sẽ tậptrung chỉ đạo thực hiện các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường, đặc biệt là tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận các nguồn lực và cơ hội phát triển. Hìnhthành đồng bộ và bảo đảm vận hành thông suốt các loại thị trường hàng hóa, dịchvụ, tài chính, lao động, khoa học công nghệ, bất động sản... Kiên định thực hiệngiá thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo lộ trình phù hợp điđôi với việc hỗ trợ người có thu nhập thấp, hộ nghèo. Đồng thời, tăng cường tổchức thực thi thể chế, phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.
Đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ côngchức, xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch,hiệu quả. Tập trung cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, hảiquan, thành lập và giải thể doanh nghiệp, tiếp cận vốn, đất đai, tài nguyên, giấytờ công dân... để tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Thiết lập hệthống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị về các quy định, tình hình và kết quảgiải quyết thủ tục hành chính các cấp. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức có hànhvi tiêu cực, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ.
Rà soát, sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách để thực hiện cóhiệu quả các Hiệp định thương mại đã ký kết. Đồng thời chủ động tích cực đàmphán, ký kết các Hiệp định mới để mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn vốn, côngnghệ và góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.
3. Về các vấn đề xã hội
Chính phủ xin tiếp thu ý kiến xác đáng của các vị đại biểuQuốc hội đối với các vấn đề xã hội và xin báo cáo giải trình thêm hai vấn đềnhư sau:
Về giảm nghèo ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số: Giảm nghèolà một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một nhiệm vụ trọng tâm trongphát triển kinh tế-xã hội. Chúng ta đã có nhiều chính sách, ưu tiên bố trí ngânsách Nhà nước và huy động nguồn lực của toàn xã hội để giảm nghèo. Giai đoạn2011-2013 bình quân mỗi năm đã chi khoảng 120.000 tỷ đồng cho giảm nghèo, tăng1,5 lần so với giai đoạn 2008-2011. Bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên2%, riêng các huyện nghèo giảm trên 4%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% năm 2010xuống còn 7,8% năm 2013 theo chuẩn nghèo quốc gia. Đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân vùng nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên kết quả giảm nghèo vẫn chưa đồng đều, bền vững. Sốhộ cận nghèo và nguy cơ tái nghèo còn cao. Mặc dù tốc độ giảm hộ nghèo ở cáchuyện nghèo nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số đạt gấp đôi tốc độ giảmbình quân cả nước nhưng tỷ lệ hộ nghèo khu vực đồng bào dân tộc thiểu số còncao, nhiều nơi lên tới trên 50%.
Nhiệm vụ giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểusố còn nhiều khó khăn. Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chươngtrình, dự án, chính sách đã ban hành, trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện cácgiải pháp hỗ trợ để tăng khả năng tiếp cận và bảo đảm mức tối thiểu về dịch vụxã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, thông tin, trợ giúppháp lý; Phát triển sản xuất thông qua các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, tíndụng ưu đãi, dạy nghề, khuyến nông-lâm-ngư; Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếucho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đồng thời tiếp tục rà soát, bổ sung cơchế chính sách nhằm giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo và có chính sách đặcthù để giảm nghèo nhanh hơn đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Về giảm quá tải bệnh viện và nâng cao y đức: Tình trạng quátải chủ yếu ở các bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cuối, nhất là các bệnh việnchuyên khoa ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản nhi.
Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giảipháp để giảm quá tải bệnh viện [8]. Nhiều bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyếnhuyện, tuyến tỉnh và trung ương đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới[9].Đã thành lập 08 bệnh viện quân-dân y. Triển khai rộng rãi mô hình điều trị theohình thức bệnh viện (khoa, phòng khám) vệ tinh[10]. Thực hiện tăng cường cán bộđể hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật khám chữa bệnh cho tuyến dưới[11]. Đồng thờitạo điều kiện cho khu vực y tế tư nhân tham gia công tác khám chữa bệnh. Tìnhtrạng quá tải bước đầu đã được cải thiện ở một số bệnh viện nhưng vẫn chưa đáp ứngđược yêu cầu bức xúc của xã hội như nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu.
Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giảipháp để giảm quá tải bệnh viện theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Khẩn trương chuẩn bị để sớm khởi công trong năm 2014 xây dựng mới 05 bệnh việntrung ương và tuyến cuối hiện đại với quy mô 4.500 giường[12]. Việc hoàn thành05 bệnh viện này cùng với việc nâng cấp, mở rộng các bệnh viện tuyến trung ươngvà tuyến cuối hiện có sẽ tạo chuyển biến mạnh khắc phục tình trạng quá tải, đápứng yêu cầu khám chữa bệnh kỹ thuật cao, đồng thời làm nhiệm vụ đào tạo cán bộvà chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho tuyến dưới, nâng cao năng lực điều trịvà chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Hiện nay ngành y tế có hơn 500.000 cán bộ nhân viên, trongđó có trên 60.000 bác sỹ. Hầu hết cán bộ y tế có tâm huyết với nghề, có tráchnhiệm với người bệnh và đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sứckhỏe nhân dân. Nhiều giáo sư, bác sỹ, thầy thuốc giỏi, có uy tín, được nhân dânvà quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Tuy nhiên, vẫn còn cán bộ y tế suy thoái về đạo đức, vi phạmpháp luật, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến hình ảnh của người thầythuốc và uy tín của ngành y tế. Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ Y tế, các bộngành liên quan và chính quyền địa phương nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lýnhà nước, rà soát hoàn thiện các thể chế, cơ chế chính sách và tăng cường thanhtra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đồng thời đẩy mạnh công tácgiáo dục, nâng cao đạo đức phẩm chất, y đức của đội ngũ cán bộ y tế. Kiên quyếtđưa ra khỏi ngành những cá nhân không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ thầy thuốc.
Thưa các vị đại biểuQuốc hội,
Thay mặt Chính phủ, tôi xin trân trọng tiếp thu những ý kiếntâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội và xin báo cáo giảitrình thêm về những vấn đề nêu trên.
Chính phủ sẽ làm hết sức mình, quyết liệt hành động để cùngcả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 theo Kếtluận của Trung ương Đảng và Nghị quyết của Quốc hội. Chính phủ rất mong nhận đượcsự ủng hộ và giám sát của các vị đại biểu Quốc hội và đồng chí, đồng bào cả nước.
Xin cảm ơn Quốc hội!
(Theo TTXVN)