Tâm sự trong nước mắt,ẹđibẫychuộtngoàiđồngconmắcbệnhnặngcảthángkhôngaibiếkeo.nha.cai.5 chị Trần Thị Thúy An nói, cũng vì nhà nghèo quá, dưới quê vào mùa khô thường ít việc làm mướn. Để có tiền cho hai đứa con chuẩn bị vào năm học mới, vợ chồng chị chỉ còn cách đi bẫy chuột đem bán. Thế nhưng, công việc này khá vất vả, vợ chồng chị phải thay phiên nhau canh cả ngày lẫn đêm mới có thể thu hoạch được khá.
Suốt gần hai tháng, chị An chỉ tranh thủ về nhà, mang thức ăn cho 3 bà cháu rồi lập tức đi luôn. Hai đứa con của chị, đứa lớn lúc ấy chuẩn bị vào lớp 3, con trai út mới 4 tuổi, chưa đi học, dự định có tiền rồi vợ chồng chị sẽ cho con đi học mẫu giáo. Hằng ngày, hai đứa trẻ ở nhà với bà nội. Cháu đang tuổi hiếu động, bà thì đã già, gần 80 tuổi, nên chẳng thể để ý hết từng chút của cháu.
Một lần truyền thuốc hóa trị, đau đớn, nước mắt ướt đãm khuôn mặt nhỏ nhắn của con. |
“Đợt đó vợ chồng về, nghe bà nói bé út bị đau nhức ở chân, thấy con nóng sốt, chẳng biết bà ở nhà có mua được thuốc cho con uống không. Rờ cổ, nách, háng của con, chỗ nào cũng thấy nổi hạch chi chít, chúng tôi hoảng quá lập tức đưa con đi viện khám”, chị An kể.
Chị cứ ân hận mãi với đứa con trai tội nghiệp, nghe nói con bị đau cả tháng trời, nhưng bà nội chỉ nghĩ là đứa trẻ chạy nhảy chơi đùa rồi bị đau nên cũng không hỏi. Khi đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1, làm xét nghiệm máu, bác sĩ lập tức thông báo máu của con có vấn đề, yêu cầu lấy tủy đồ. Thế rồi phát hiện bệnh của con, bạch cầu lympho cấp (ung thư máu).
Chị An tâm sự: “Về sau, khi cho con nhập viện Bệnh viện Ung bướu, tôi hỏi thăm mới biết các bé khác đi khám mãi mới phát hiện bệnh, trong khi con mình vừa khám đã thấy khác thường, tôi lại càng thương con hơn. Chẳng biết đứa trẻ đã phải chịu đau đớn bao lâu trước khi được cha mẹ phát hiện. Chúng tôi chẳng thể trách bà, vì bà đã già vậy nhưng vẫn phải trông 2 đứa nhỏ để vợ chồng tôi đi làm. Chúng tôi chỉ thương cơn”.
Chị An xót thương con trai bị bệnh cả tháng trời mà không hay biết. |
Bé Nguyễn Chí Thức bị bệnh, số tiền vợ chồng chị bẫy chuột suốt 2 tháng trời bay biến trong chốc lát. Ở dưới quê, hiếm trường hợp bị bệnh, bé Thức trở nên “nổi tiếng”, được nhiều hàng xóm thương tình, gom góp với gia đình mỗi người 100 – 200 nghìn đồng tiền sữa. Nội ngoại hai bên có bao nhiêu cũng hỗ trợ, cho vay mượn.
Thế nhưng căn bệnh hiểm nghèo khiến con phải điều trị lâu dài. Từ khi phát hiện đến nay gần một năm, Chí Thức đã được truyền khoảng 10 toa thuốc hóa trị. Bởi khi được phát hiện, bệnh của con đã trở nặng, có nhiều toa con phải sử dụng thuốc ngoài danh mục bảo hiểm, chi phí khoảng 12 triệu đồng. Thêm tiền ăn uống, tẩm bổ để con có sức chống chọi với bệnh tật, hóa chất, lẫn tiền xe cộ đi lại, có tháng, gia đình chị phải tiêu tốn khoảng 20 triệu đồng. Khoản tiền mà trước đó, vợ chồng chị An chưa bao giờ được cầm trong tay.
Ở quê chị, ngoài công việc chính là làm ruộng, người dân ít việc để làm mướn. Mùa mưa đi bắt cá, mùa khô đi bẫy chuột. Ngày nào thu hoạch khá thì được khoảng 150 -200 nghìn, nhưng cũng có hôm đi về tay không. Nếu cuộc sống bình an thì qua ngày, còn chẳng may có người bệnh như gia đình chị thì chỉ còn cách vay mượn, nợ nần. Đến nay, vợ chồng chị An đã “ôm” số nợ khoảng 100 triệu. Chưa kể, sang năm con trai đủ 6 tuổi sẽ phải mua bảo hiểm y tế, lúc ấy con chỉ còn được hưởng 80% chi phí, gia đình chị sẽ cần phải vay mượn nhiều hơn nữa.
Căn nhà lợp lá, cột kèo dựng tạm của gia đình chị cầm cố chẳng được bao nhiêu. Mọi chi phí đều là nhờ vay mượn từ người thân, hàng xóm. |
Bình thường, bé Thức là đứa trẻ khá nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, nhưng từ ngày bị bệnh, con đổi tính, trở nên ít nói, hay quạu, người lạ khó tiếp xúc. Tuổi nhỏ, ở trong bệnh viện, chứng kiến các bé khác mất, con vẫn ngây thơ, chẳng hiểu vì sao các ba mẹ lại khóc. Con hỏi chị An tại sao? Chị chẳng biết trả lời con thế nào. Vậy là những lần sau đó, có bé nào mất, chị chỉ biết ẵm con trai đi “trốn”. Chị sợ con sẽ hỏi về bệnh của mình, lúc ấy chị sẽ không biết đối mặt với con thế nào.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:(责任编辑:Cúp C2)