Sự việc một cô gái trẻ lộ đoạn video clip nhạy cảm gây xôn xao dư luận những ngày gần đây. Bên cạnh những vấn đề đạo đức,ạycảmcóthểbịxửphạtđếnnămtùtin tức bóng đá thế giới mới nhất tình cảm được đưa ra tranh cãi, nhiều người quan tâm đến việc làm thế nào clip lại bị tung ra, khi nào công an phường có quyền thu giữ điện thoại của cá nhân? Việc phát tán clip "nóng" sẽ bị xử phạt như thế nào?
Clip "nóng" là vấn đề vô cùng nhạy cảm gây ra nhiều tranh cãi |
Trao đổi với PV VietNamNet, bà Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc công ty Luật TNHH Đức An (Thanh Xuân, Hà Nội), Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, trước hết, mọi tình tiết liên quan đến sự việc trên đều phải đợi kết luận chính thức của cơ quan điều tra mới có thể khẳng định. Tuy nhiên, đời sống bí mật cá nhân, thư tín, điện tín, điện thoại luôn được pháp luật bảo vệ trên cơ sở các quy định về bảo vệ bí mật đời tư cá nhân.
Điều 21 Hiến pháp quy định, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Điều 38 BLDS năm 2015 quy định, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ trình tự thủ tục theo luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn.
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, các công cụ, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm có thể bị thu giữ để làm căn cứ xử lý cũng như để thực hiện các biện pháp ngăn chặn. Trong trường hợp này, Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính nêu rõ, Cơ quan công an có thẩm quyền chỉ được tiến hành việc khám đồ vật theo thủ tục hành chính khi có căn cứ cho rằng trong đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính. Khi tiến hành khám đồ vật phải có mặt chủ đồ vật và 1 người chứng kiến. Mọi trường hợp khám đồ vật đều phải lập biên bản và giao cho chủ đồ vật một bản.
Trong trường hợp thu giữ điện thoại của người vi phạm hành chính, phải có căn cứ chứng minh điện thoại đó là công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là đồ vật vi phạm hành chính. Điện thoại thu giữ sẽ phải niêm phong, có chữ ký của các bên (đương sự và cơ quan chức năng) và người làm chứng.
Khi mở niêm phong phải có sự chứng kiến của các bên và những người có liên quan. Khi kiểm tra điện thoại phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, mở công khai và lập biên bản, ghi nhận những thông tin có trong điện thoại. Kiểm tra xong phải niêm phong lại. Trường hợp điện thoại không liên quan đến hành vi vi phạm thì không được phép thu giữ.
Luật sư Bích Hảo cũng khẳng định, dù là ai phát tán clip "nóng" thì theo quy định của pháp luật, cụ thể theo Điểm b, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ, người vi phạm sẽ đối mặt mức xử phạt 10-20 triệu đồng. Trường hợp hành vi được xác định đã tiết lộ bí mật đời tư người khác, người phát tán clip có thể bị xử phạt tối đa 30 triệu đồng, theo quy định tại khoản 2 điều này.
Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 326 Bộ luật hình sự 2015 với mức án tối đa 15 năm tù.
Thu Hiền
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, các cặp đôi có quyền sở hữu những clip riêng tư, nhạy cảm với nhau nhưng cũng phải gắn liền với trách nhiệm cẩn trọng trong việc bảo mật, lưu giữ.