Sáng mãi ngọn lửa truyền thống_người chơi al feiha

  发布时间:2025-01-11 13:39:22   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Sáng mãi ngọn lửa truyền thống_người chơi al feiha。

Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm,ángmãingọnlửatruyềnthốngười chơi al feiha những “chiến sĩ” trên mặt trận văn hóa, thông tin (VH-TT) đã không ngại hiểm nguy đem tiếng hát, lời ca, thông tin tuyên truyền đến cho bộ đội và nhân dân. Tinh thần “tiếng hát át tiếng bom” đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc, trở thành động lực để quân và dân đứng lên đấu tranh giành lấy hòa bình.

 Những tiết mục văn nghệ do Đoàn Văn công dàn dựng, biểu diễn từ những năm 1970. Ảnh: DUY HIỀN

 Hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong kháng chiến

Ông Lê Hữu Phước, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cho biết, khi CMT8 thành công, ngày 28-8-1945, trong tuyên cáo của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Thông tin - Tuyên truyền được thành lập, từ đó đến nay ngày 28-8 hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành VH-TT. Thời gian đầu, bộ tập trung vào hai nhiệm vụ chiến lược: kháng chiến và kiến quốc mà trọng tâm là chống nạn đói, mù chữ và chống giặc ngoại xâm do Hồ Chủ tịch đề ra ngày 3-9-1945, tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Song song đó là việc khởi xướng các phong trào “khỏe vì nước”, xây dựng đời sống mới, giáo dục “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; bài trừ những thói hư, tật xấu, phong tục tập quán lạc hậu trong ma chay, cưới xin; cổ động, tuyên truyền rầm rộ và được nhân dân hưởng ứng tích cực. Đáng chú ý là cuộc vận động “tuần lễ vàng” góp quỹ cứu nước được nhân dân cả nước phấn khởi tham gia.

Cũng như các tỉnh, thành khác trong cả nước, ngành VH-TT đất Thủ cũng đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thực hiện câu nói của Bác Hồ “văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, dù hoạt động trong “mưa bom bão đạn” của quân thù nhưng ở đâu có kháng chiến, ở đó có văn hóa. Hoạt động văn hóa đã trở thành “sợi dây” tinh thần kết nối hậu phương với tiền tuyến, góp phần tạo nên sức mạnh vô song, giúp quân và dân đất Thủ làm nên những chiến thắng, góp phần cùng cả nước đánh đuổi giặc Pháp. Trong giai đoạn chống Pháp, trong số chiến sĩ, thi sĩ Bình Dương, không thể quên nhắc đến vị tướng - nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ đã để lại cho đời những vần thơ hay thấm đậm tình yêu quê hương, đất nước, nổi tiếng nhất là bài thơ “Nhớ Bắc”.

Nối tiếp dòng chảy văn hóa trong kháng chiến chống Mỹ, sự ra đời của Đoàn Văn công giải phóng tỉnh Thủ Biên và các đội chiếu bóng lưu động của tỉnh đã hoạt động liên tục khắp địa bàn trong vùng giải phóng, vùng giáp ranh giữa ta và địch, giữ vững và nâng cao khí thế tấn công địch. Ông Nguyễn Quốc Nhân, nguyên Trưởng đoàn Văn công cho biết, Đoàn Văn công giải phóng tỉnh Thủ Biên được thành lập vào tháng 12-1960, vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang bước vào giai đoạn ngày càng khốc liệt. Hiện nay, đoàn có tên là Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Bình Dương. Đoàn đã xây dựng nhiều vở diễn có nội dung tư tưởng vàgiátrịnghệthuật cao, cótác động cổ vũ toàn dân cùng chung sức, chung lòng đánh giặc, bảo vệ quê hương, đất nước.

Chiến sĩ kiêm diễn viên

Những “chiến sĩ” trên mặt trận văn hóa ngày ấy cũng chỉ là những anh nông dân mê văn nghệ, hết lòng cho cách mạng. Họ tạm biệt gia đình khi chỉ mười tám, đôi mươi. Mặc dù biểu diễn trên “sân khấu” là những bãi đất trống, hay dưới gốc cây nhưng tấm lòng của nhân dân, bộ đội dành cho họ đã là phần thưởng cao quý nhất, tạo động lực để họ hát thật hay, múa đẹp. Nghệ sĩ Huỳnh Thị Ích (diễn viên múa, hát của đoàn), tâm sự: “Những chuyến đi biểu diễn của đoàn có thể nói “không hẹn ngày về”, bởi tình hình chiến sự ngày càng khốc liệt. Lúc đó, tôi nghĩ trong cảnh bom đạn, khói lửa mình có thể chết bất cứ khi nào. Vì thế, hễ còn hơi thở thì tôi sẽ cất cao tiếng hát của mình để tuyên truyền những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần thổi bùng “ngọn lửa cách mạng”.

Ngoài làm nhiệm vụ đem niềm vui đến với người dân, chiến sĩ cách mạng, những người nghệ sĩ còn không ngại nguy hiểm, sẵn sàng cầm súng chiến đấu. Rưng rưng nước mắt nhớ về những ca sĩ, diễn viên của đoàn đã hy sinh trong lúc biểu diễn phục vụ nhân dân, ông Nguyễn Thanh Chương, nguyên Trưởng đoàn Văn công giải phóng từ năm 1970-1991, nói: “Tôi từng chứng kiến nhiều cái chết của các ca sĩ, diễn viên. Trước khi bị bắn chết họ còn hát vang bài ca kháng chiến. Hay còn nhiều, nhiều lắm những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ mãi mãi nằm dưới lòng đất nhưng nay vẫn chưa tìm được hài cốt để đưa về đoàn tụ với gia đình”.

Có thể thấy, từ lời ca, tiếng hát đã phần nào xóa đi những nỗi đau thương, mất mát mà chiến tranh đã để lại cho mỗi gia đình, mỗi thương binh, bệnh binh. Biến nỗi đau thành động lực, họ tiếp tục chiến đấu vì quê hương, đất nước. Tinh thần đó lan tỏa trong mỗi người, mỗi gia đình để rồi chính sức mạnh đoàn kết dân tộc đã góp phần làm nên thắng lợi, đánh đuổi kẻ thù, trả lại sự bình yên cho quê hương Việt Nam.

 T.LÝ

相关文章

最新评论