您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thực hiện đồng bộ các giải pháp, bảo đảm mục tiêu kinh tế_bali united pusam – borneo 正文

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thực hiện đồng bộ các giải pháp, bảo đảm mục tiêu kinh tế_bali united pusam – borneo

时间:2025-01-26 00:40:34 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thực hiện đồng bộ các giải pháp, bảo đảm mục tiêu kinh tế_bali united pusam – borneo

Trong 3 ngày,ủtướngNguyễnTấnDũngThựchiệnđồngbộcácgiảiphápbảođảmmụctiêukinhtếbali united pusam – borneo từ 30-3 đến 1-4, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3 nhằm thảo luận và cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3, quý 1-2010 và các dự án luật và nghị định.

Một trong những trọng tâm của phiên họp lần này là các thành viên Chính phủ đã thảo luận và đóng góp ý kiến dự thảo nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại và bảo đảm tốc độ tăng trưởng 6,5% trong năm 2010.

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý 1-2010, các thành viên Chính phủ cho rằng nhờ thực hiện đồng bộ hàng loạt giải pháp nên các chính sách về tài chính, tiền tệ, khuyến khích xuất khẩu… bước đầu phát huy tác dụng và đạt được những kết quả nhất định.

Doanh nghiệp đang phải trả lãi suất cao khi vay với lãi suất thỏa thuận…

Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng mặc dù đạt được những kết quả nhưng nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: sản xuất nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do hạn hán, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất, đời sống nhân dân. Giá cả trong những tháng đầu năm tăng khá cao so với các năm trước, trong đó tháng 3 tăng 0,75% đưa chỉ số giá của quý 1 tăng lên 4,12%.

Xuất khẩu giảm sút, trong khi nhập khẩu tăng. Việc huy động vốn cho đầu tư vào sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn tín dụng với lãi suất đang tăng cao khi phải vay với lãi suất thỏa thuận…

Về những giải pháp trong thời gian tới, các thành viên Chính phủ kiến nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát, tổ chức tốt việc theo dõi diễn biến cung - cầu thị trường trong và ngoài nước để kịp thời áp dụng các giải pháp điều tiết cung - cầu và bình ổn thị trường, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về lưu thông hàng hóa để ngăn chặn kịp thời và hiệu quả đối với các hiện tượng đầu cơ tăng giá và gian lận thương mại…

Một trong những giải pháp được các thành viên Chính phủ nhấn mạnh là cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền là bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ các chính sách cho báo chí, tránh tình trạng đưa thông tin sai lệch, thiếu chính xác gây bất ổn thị trường.

Kết luận phần thảo luận về kinh tế - xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng bên cạnh kết quả đã đạt được thì trong quý 1-2010 kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng thấp trong nhiều năm qua (trừ quý 1-2009 do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới).

Nguyên nhân là do nền kinh tế mới chuyển đổi, thị trường vốn chưa phát triển do vậy doanh nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng trong khi lãi suất tăng cao dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm (2,19%), đầu tư nước ngoài sụt giảm mạnh… Cùng với đó, kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, chưa lành mạnh và chưa ổn định biểu hiện ở giá tiêu dùng tăng cao, nhập siêu lớn, thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế, thị trường tiền tệ chưa ổn định...

Do vậy, việc ban hành nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao quay trở lại và bảo đảm tốc độ tăng trưởng 6,5% trong năm 2010 có ý nghĩa quan trọng để tập trung chỉ đạo, điều hành nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra - Thủ tướng nêu rõ.

Về các giải pháp kiềm chế lạm phát, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng để kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán để triền khai, vừa bảo đảm tăng trưởng nền kinh tế vừa kiềm chế lạm phát. Điều hành lãi suất linh hoạt và thận trọng, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ, tạo mặt bằng lãi suất phù hợp với quan hệ cung - cầu vốn thị trường theo hướng giảm dần mặt bằng lãi suất.

Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ngân hàng gắn với đó tìm mọi cách kéo thấp lãi suất, đồng thời điều hành tỉ giá sát với thị trường và khai thông giữa VND và USD nhằm tăng cán cân thanh toán.

Thủ tướng đề nghị Hội đồng Tài chính tiền tệ giao ban hằng tuần để xử lý những vướng mắc trong công tác điều hành chính sách tiền tệ nhằm bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của nền kinh tế…

Thủ tướng giao Bộ Công Thương và Bộ Tài chính rà soát, đánh giá tình hình cung - cầu các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống để tổ chức thị trường hợp lý nhằm bảo đảm hàng hóa lưu thông thuận lợi. Phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp quản lý điều hành giá…

Đối với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu và cải thiện cán cân thanh toán, Thủ tướng đã chỉ đạo cụ thể đối với từng bộ, ngành chức năng về kiểm soát giá, đầu tư và chi tiêu công, tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu và sử dụng linh hoạt các công cụ thuế hạn chế nhập siêu, khuyến khích sử dụng hàng trong nước, phát triển công nghiệp phụ trợ, giải ngân có hiệu quả nguồn vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ, ODA…

Ngân hàng Nhà nước điều hành tỉ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khác, góp phần vào mục tiêu trên và tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại hối.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, thông tin tuyên truyền… khẩn trương xây dựng và ban hành ngay chương trình hành động cụ thể để tổ chức triển khai hiệu quả mục tiêu đã đề ra.

Cũng tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã nghe và thảo luận báo cáo quyết toán, kiểm toán ngân sách nhà nước năm 2008.

Tập trung hoàn thiện thể chế

Một trong những nội dung quan trọng của phiên họp thường kỳ Chính phủ lần này là các thành viên Chính phủ đã nghe, cho ý kiến về “Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020” và đề án “Hệ thống an sinh xã hội với dân cư nông thôn giai đoạn 2011-2020”; báo cáo sơ kết thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường; dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định 107 hướng dẫn thi hành Luật cư trú; dự án Luật viên chức; dự án Luật bảo vệ người tiêu dùng; dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) và Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi); dự thảo nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông áp dụng đối với một số vi phạm ở khu vực nội thành Hà Nội và TP.HCM; dự thảo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010…

Các thành viên Chính phủ cơ bản nhất trí với tờ trình của các bộ, ngành về đề án, sửa đổi nghị định, các dự án luật và kiến nghị Chính phủ sớm xây dựng chính sách sử dụng nhân tài, mở cửa cho viên chức và công chức làm thêm ngoài, hỗ trợ cho việc thuê chuyên gia… Một trong những dự án luật được các thành viên Chính phủ thảo luận sôi nổi là dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, cần thực hiện các biện pháp hành chính mạnh kiểm soát chất lượng sản phẩm, gian lận thương mại… để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.

Đối với Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) và Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), các ý kiến cho rằng để tránh hành chính hóa nhưng lại kiểm soát được chặt chẽ toàn hệ thống, nhất là trong bối cảnh hiện nay, thì hệ thống tài chính ngân hàng thế giới có nhiều thay đổi, dự án luật cần phải hoàn thiện thêm như đầu tư chéo, góp vốn cổ phần, các điều kiện để lập ngân hàng…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành chức năng tiếp thu ý kiến hoàn chỉnh trình Chính phủ ban hành đối với các nghị định và Quốc hội đối với các dự án luật. Thủ tướng nhấn mạnh các dự án luật cần sát thực với thực tiễn hiện nay để khi triển khai phát huy hiệu quả quản lý của Nhà nước, tạo hành lang pháp lý minh bạch để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

(THEO TTXVN)