CMCN 4.0 giải phóng cách chúng ta nghĩ về công việc và cuộc sống,́chmạngcôngnghiệptạoranhiềungànhnghềmớbảng xếp hạng wolves gặp nottingham forest cách chúng ta sống và làm việc. Đồng thời, cũng sẽ tạo ra những cơ hội mới để bứt phá, dựa trên nền tảng của công nghệ trong thời kỳ đổi mới. “Nhân loại đang đứng bên bờ của một cuộc cách mạng công nghệ sẽ thay đổi cơ bản cách chúng ta sống, làm việc và giao tiếp xã hội”, Klaus Schwab, chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới đã mở đầu một bài báo nói về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) vào năm 2015. Nội dung này cũng trở thành chủ đề của cuộc họp thường niên diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016 diễn ra ở Davos-Klosters, Thụy Sỹ. Khác với cuộc CMCN đầu tiên được đại diện bởi động cơ hơi nước đã lật ngược kỷ nguyên nông nghiệp và hiện thực hóa sản xuất quy mô lớn; cuộc CMCN lần thứ hai với điện, dầu và khí đốt tự nhiên mang đến kỷ nguyên sản xuất điện khí hóa; cuộc CMCN lần thứ ba hiện thực hóa sản xuất tự động và sản xuất tiêu chuẩn do công nghệ thông tin mang lại; cuộc CMCN 4.0 đề cập đến việc ứng dụng toàn cầu dữ liệu lớn và điện toán đám mây, sản xuất thông minh và phổ biến, phát triển các lĩnh vực năng lượng mới. Dù cách gọi và định nghĩa có thể khác nhau, nhưng cốt lõi của CMCN 4.0 là sử dụng thông tin hóa và trí thông minh nhân tạo, hay ngắn gọn là thông minh hóa để làm cho mọi thứ hiệu quả hơn. CMCN 4.0 tạo ra xu hướng mới về việc làm Các cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ đã buộc xã hội phải trải qua quá trình thích ứng lâu dài đi kèm với mất mát. Tương tự, tác động xã hội của cuộc CMCN 4.0 cũng rất sâu rộng, không chỉ dẫn đến những vấn đề kinh tế và xã hội do người dân mất việc làm, mà còn khiến tính chất công việc ở cả nông thôn và thành thị ngày càng biến động. Bên cạnh đó, CMCN 4.0 cũng thể hiện bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao năng suất nhờ biến đổi phương thức vận hành và mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời sinh ra một hình thức kinh tế mới, đó là “nền kinh tế chia sẻ” với sức ảnh hưởng rộng và mang tính cách mạng như một số nền tảng gọi xe trực tuyến hay các Workspace, thông qua hình thức B2B và B2C. Ngoài ra, CMCN 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học. Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử - sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan đến tương tác giữa con người với máy móc. Ví dụ như tại Đức, ước tính đến năm 2025, CMCN 4.0 sẽ tạo thêm khoảng 350.000 việc làm, tăng 5% so với lực lượng lao động 7 triệu người trong 23 ngành sản xuất hiện đang tham gia nghiên cứu. Việc phổ biến robot và công nghệ máy tính sẽ làm giảm khoảng 610.000 công việc lắp ráp và sản xuất, nhưng sẽ có 960.000 công việc bổ sung. Các lĩnh vực CNTT, phân tích và R&D đòi hỏi thêm 210.000 nhân sự có tay nghề cao...tất cả đều là những nguồn cung cấp cơ hội việc làm mới. Không những vậy, CMCN 4.0 cũng sẽ tạo ra những ngành nghề mới lần đầu tiên xuất hiện như các nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải carbon, kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống thị giác công nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp, nhân viên tư vấn bán hàng trực tuyến, giảng viên online, cùng với một nghề khá đặc biệt là chuyên viên dinh dưỡng calo và đánh giá khả năng tự chăm sóc của người cao tuổi dựa trên một hệ thống AI. Ngoài ra có rất nhiều ngành nghề mới khác cũng đã được công nhận và có những đóng góp nhất định cho cộng đồng, xã hội. Theo “Báo cáo về các loại hình mới của ngành dịch vụ và số người hành nghề mới vào năm 2020” của Viện Nghiên cứu Mission Institute (Mỹ), có 53,9% người chọn nghề mới vì thu nhập và 50,4% chọn nghề mới vì đam mê. Trong đó, nhận thức chung của nhiều người là muốn tận dụng cơ hội từ nghề nghiệp mới để phát triển nhanh về năng lực chuyên môn, nâng cao mức thu nhập và khả năng gặp gỡ đối tác cùng chí hướng. Từ bác sĩ online đến gia sư online Nguyễn Hoàng, bác sĩ một bệnh viện tư ở Hà Nội, dịch Covid-19 ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của anh, khi khách đến khám bệnh ít hơn nên anh phải ở nhà nhiều hơn so với trước đây. Những tưởng cuộc sống của anh sẽ gặp khó khăn hơn, nhưng không phải như vậy, ngược lại anh lại sống tốt hơn trước đây nhờ bắt kịp một xu hướng mới. Khi dịch Covid-19 bùng phát, các dịch vụ tư vấn, khám chữa bệnh online như VOV Bacsi24, eDoctor, Alobacsi…với sự tham gia của hàng ngàn bác sĩ chuyên ngành, đã giải quyết được rất nhiều nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân, khi phải tiến hành cách ly, hạn chế tiếp xúc. Chính vì vậy, anh Hoàng đã có thêm một nghề mới đó chính là bác sĩ online. Anh tham gia vào các ứng dụng tư vấn sức khoẻ và khám chữa bệnh ở trên, sau đó tiến hành công việc thông qua chiếc smartphone nhỏ gọn mang theo bên mình. “Quá tiện lợi khi mình chỉ dùng chiếc smartphone là đã có thể tư vấn về sức khoẻ và khám chữa bệnh cho tất cả mọi người mọi lúc, mọi nơi. Cũng nhờ công nghệ mình có thêm việc làm trong mùa dịch và thu nhập không những không bị giảm đi vì dịch bệnh mà còn tăng lên, đó là điều mình thấy ổn hơn trước đây rất nhiều”, anh Hoàng chia sẻ. Vũ Ngọc Sơn, giáo viên tiếng Anh của một trường trung học ở Nha Trang, cũng có cuộc sống thay đổi hẳn trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành trên cả nước. Ngồi ở Nha Trang, nhưng anh Sơn có học viên trên khắp cả nước nhờ mở lớp học online, từ các tỉnh miền tây như An Giang, Đồng Tháp, đến các tỉnh tây nguyên như Đăk Lăk, Gia Lai và thậm chí có cả học sinh ở tận Thái Nguyên... Anh cho biết, phương pháp dạy online đem lại hiệu quả rất cao, khi thầy và trò cùng trao đổi trực tiếp với nhau. Bên cạnh đó, việc học cũng trở nên linh động hơn từ vấn đề thời gian đến không gian, chỉ cần sắp xếp được thời gian là có thể bắt đầu buổi học rồi. Đồng thời thu nhập anh cũng ổn định hơn và không gặp khó khăn trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành. Thay đổi để bắt kịp thời đại Không chỉ 2 ngành trên, xu hướng chuyển đổi số từ CMCN 4.0 cũng tạo ra việc làm mới cho người lao động ở những ngành nghề khác và cho năng suất cao hơn. Với việc dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế như hiện nay, chuyển đổi số đang trở thành bắt buộc đối với tất cả mọi ngành nghề, nhằm thích ứng với cuộc sống trong mùa dịch. Thực tế, các cuộc cách mạng công nghiệp có thể làm mất đi một số nghề nhưng lại tạo ra nhiều nghề mới. Đó là bài toán cấp bách trong thời điểm hiện nay bởi CMCN 4.0 mang lại cơ hội mới, nhưng cũng sẽ đóng vai trò đào thải những ngành nghề tụt hậu, không bắt kịp xu hướng và khó đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vấn đề là phải đào tạo lại cho người lao động và dựa trên nền tảng chuyển đổi số như hiện tại, khả năng thích ứng của người lao động với sự chuyển đổi của xã hội trong thời đại công nghệ sẽ ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, cũng sẽ tạo ra nguồn nhân sự có kỹ năng và tay nghề cao, tạo cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư khi chuyển giao công nghệ và xây dựng các công xưởng sản xuất mới. Điệp Lưu - Lê Mỹ Những công nhân dữ liệu trong thời đại 4.0: Chuyên đào tạo AI, lương tháng 10 triệu đồng"Mọi bước tiến của nền văn minh đều được xây dựng trên cơ sở lực lượng lao động dùng một lần." |