Tại buổi làm việc của Bộ Y tế với UBND TPHCM về công tác phòng chống dịch chiều nay (29/8),ịchsởibùngphátởTPHCMBộYtếgợiýtiêmvắcxinchotrẻkết quả giải bundesliga Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, từ đầu năm đến ngày 22/5, thành phố không có một ca mắc sởi nào.
Nhưng từ ngày 22/5 đến 27/8, toàn thành phố đã có 432 ca, trong đó 3 trường hợp tử vong.
“Số ca bệnh sởi của thành phố gia tăng hàng ngày” - ông Châu nói.
Có 74% trẻ mắc sởi dưới 5 tuổi, nhưng tỷ lệ trẻ mắc trên 5 tuổi đang tăng dần, 71% trẻ mắc bệnh trong độ tuổi tiêm chủng nhưng chưa được tiêm.
Qua giám sát của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) tại một số phường xã, khoảng 20% trẻ đang sống trên địa bàn thành phố nhưng có địa chỉ ở tỉnh khác nên trạm y tế phường không có danh sách, dẫn đến bỏ sót rất nhiều trẻ không được tiêm ngừa.
Thực tế tại các bệnh viện cho thấy, số trẻ mắc sởi dưới 9 tháng tuổi chiếm khá nhiều. Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ 9 tháng tuổi mới bắt đầu tiêm mũi 1 vắc xin ngừa sởi, vì thế nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi đang bị “bỏ rơi”.
“Ở Việt Nam đã có loại vắc xin đơn MVVAC để phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi, đây gọi là mũi 0 cho trẻ ở khu vực nguy cơ cao. Sau đó, khi đến 9 tháng, trẻ vẫn tiêm vắc xin sởi mũi 1 theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế” - TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nói.
Theo bà Hồng, để phòng ngừa trẻ có thể mắc bệnh, các địa phương nằm trong khu vực nguy cơ cao có thể sử dụng mũi sởi đơn này để tiêm ngừa cho trẻ từ 6-8 tháng tuổi.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, cần đưa vắc xin sởi vào các bệnh viện tỉnh và huyện, tránh việc người dân phải đưa con lên các bệnh viện nhi đồng TPHCM để tiêm.
Ngoài ra, ngành y tế phải chú ý đến nhóm trẻ ở các khu vực nhà trọ, khu công nghiệp, nới rộng độ tuổi cần tiêm vét cho trẻ 5-10 tuổi.
Cần sớm có trung tâm thuốc hiếm
Giám đốc Sở Y tế TPHCM Tăng Chí Thượng kiến nghị Bộ Y tế sớm có trung tâm lưu trữ quốc gia về thuốc hiếm, giúp các bệnh viện đảm bảo thuốc điều trị.
Thuốc hiếm gồm thuốc trị bệnh hiếm gặp (rất ít dùng) và thuốc trị bệnh thường gặp (nhưng lại ít khi có thuốc). Cụ thể là tình trạng thiếu thuốc dopamine để cấp cứu trẻ bệnh nặng tại TPHCM hiện nay. Đây là thuốc vận mạch dùng để cấp cứu trẻ mắc bệnh sởi nặng hay sốc sốt xuất huyết, tay chân miệng nặng, sốc nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh...
Có công ty đã nhập 30.000 lọ thuốc này nhưng hạn dùng chỉ đến ngày 15/8, trước khi sởi bùng phát thành dịch, nên không được sử dụng nhiều và phải huỷ bỏ. Đến lúc số ca nặng tăng nhanh, thuốc đã không còn.
Người đứng đầu ngành y tế TPHCM cho biết, trong khi chờ đợi, Sở sẽ tham mưu UBND TP thành lập tủ thuốc hiếm từ nguồn ngân sách thành phố để giải quyết những khó khăn trước mắt.
Đồng tình với ý kiến này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương yêu cầu Cục quản lý Dược nghiên cứu, tham mưu báo cáo lãnh đạo Bộ các biện pháp khẩn cấp đối với vấn đề thuốc hiếm, bởi chờ sửa luật và thông tư thì rất lâu.
Bà Hương cũng yêu cầu TPHCM chỉ đạo các địa phương khẩn trương vào cuộc, cố gắng kiểm soát dịch bệnh trong thời gian ngắn nhất, không để dịch chồng dịch. Thành phố cần rà soát vùng nguy cơ cao, chủ động tiêm vắc xin sởi cho các nhóm đối tượng khác ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng như trẻ từ 6 tháng tuổi, trẻ 5-10 tuổi và người lớn.
Đồng thời, bà Hương lưu ý cho trẻ uống vitamin A liều cao để tăng cường miễn dịch; quan tâm đến sự kết nối giữa bệnh viện, Trung tâm kiểm soát bệnh tật và cộng đồng đối với những trường hợp cách ly tại nhà.
Lo ngại bệnh viện TPHCM thành ‘trung tâm phân phối sởi’
Gánh nặng hiện nay của các bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến cuối ở TPHCM là số lượng bệnh nhân chuyển tuyến tăng cao. Các bệnh nhi nặng vô tình có thể mang theo mầm bệnh khi trở lại tỉnh, khiến bệnh viện tuyến cuối trở thành ‘trung tâm phân phối sởi’.