Bài 1: Bất chấp khuyến cáo,ìsaològạchHoffmantrênđịabàntỉnhbịđóngcửthứ hạng của az alkmaar ào ạtxây dựng
Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 107 cơ sở sản xuất gạch Hoffman với142 lò gạch đang hoạt động với số lao động trên 4.620 người. Trong đó nhiều nhấtlà TX.Tân Uyên có 56 cơ sở với 68 lò gạch, kế tiếp là huyện Phú Giáo có 34 cơ sởvới 47 lò gạch, huyện Dầu Tiếng có 5 cơ sở với 9 lò, huyện Bắc Tân Uyên có 5 cơsở với 7 lò, huyện Bàu Bàng có 4 cơ sở với 8 lò, TX.Bến Cát có 3 cơ sở với 3lò.
Vi phạm pháp luật
Chỉ ra tình hình xây dựng các lògạch như trên, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Thành Tài cho biết, trừ 1 lò xây dựngthí điểm, còn lại đa số các cơ sở sản xuất gạch Hoffman nêu trên đều có vi phạmliên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: không có chủ trương, kinh doanhkhông phép, xây dựng không phép, trái phép, vi phạm quy hoạch ngành nghề sản xuấtcông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, sử dụng lao động; vi phạm quy định về khaithác khoáng sản, bảo vệ môi trường…
Theo báo cáo số 53 ngày 11-6-2014của UBND tỉnh, bên cạnh việc xây dựng không phép, không đúng quy hoạch, các lògạch trên còn có những hạn chế như: việc vận chuyển sét gạch đã gây hư hỏng nặngcác tuyến đường giao thông nông thôn, đường liên xã, phường, Nhà nước phải thườngxuyên đầu tư sửa chữa; các cơ sở này vẫn dùng nguyên liệu đốt bằng than, củinên vận chuyển nguyên liệu đốt và vận chuyển sét rơi vãi trên đường gây ô nhiễmmôi trường đối với dân cư trong vùng; cùng với đó, lượng khí thải nguy hại từcác lò gạch còn gây chết hoặc phá hoại cây trồng của người dân. Ngoài ra, đa sốcác cơ sở này mua nguyên liệu sét từ các nơi khai thác trái phép, hành vi nàytiếp tay cho việc phá hoại tài nguyên thiên nhiên, vi phạm pháp luật và đi ngượcchủ trương của tỉnh trong việc hạn chế khai thác đất sét.
Một lò gạch Hoffman tại TX.TânUyên xả khói gây ô nhiễm. Ảnh: T.BÌNH
Cũng tại các lò gạch này, các chủlò gạch sử dụng lao động phần nhiều là người lớn tuổi hoặc trẻ chưa đủ tuổi laođộng; khu vực quanh lò rất nóng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cho người laođộng...
Cấm xây dựng lò Hoffman từ năm 2010
Mặc dù UBND tỉnh đã thông báo và khuyến cáo không cho phép xây dựng lò gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh từ năm 2010, thế nhưng nhiều cơ sở sản xuất gạch vẫn xây dựng không phép nhiều lò gạch Hoffman sau thời điểm UBND tỉnh ra thông báo.
Thực tế, quy định không cho pháttriển lò gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh đã có từ lâu. Trước đó, quá trình thựchiện Quyết định 15/2000/QĐ-BXD ngày 24-7-2000 của Bộ Xây dựng về việc ban hànhquy định đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung, UBND tỉnh đã ban hành các văn bảnvà đưa ra lộ trình cụ thể. Theo đó đến năm 2005 di dời hết lò thủ công ra khỏikhu dân cư thuộc địa bàn TX.Thủ Dầu Một (nay là TP.Thủ Dầu Một), 2 huyện ThuậnAn và Dĩ An (nay là TX.Thuận An, TX.Dĩ An), một phần các xã, thị trấn đông dâncư thuộc huyện Bến Cát (nay là TX.Bến Cát), huyện Tân Uyên (nay là TX.TânUyên). Đến năm 2010 chấm dứt các lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh. Các mụctiêu này đã được thực hiện hiệu quả và hoàn thành theo kế hoạch, tạo được sự đồngthuận của nhân dân.
Trong quá trình thực hiện tiếptheo, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng xin ý kiến Bộ Xây dựng về công nghệ lòHoffman. Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời ngày 26-4-2010 với nội dụng nêu rõ:Lò Hoffman chỉ được đầu tư ở những khu vực có thị trường tiêu thụ thấp, năng lựcnhà đầu tư hạn chế và quá trình đầu tư phải bảo đảm các yếu tố: Công đoạn giacông tạo hình phải được đầu tư đầy đủ hệ thống máy nhào trộn, ép, hút chânkhông; lò phải cải tiến để tận dụng tối đa khí nóng; khói thải phải qua hệ thốnglọc nước, bảo đảm tiêu chuẩn về môi trường; bảo đảm an toàn và sức khỏe cho ngườilao động khi ra lò.
Chấm dứt hoạt động của các lò gạchthủ công và lò Hoffman xây dựng trái phép trên địa tỉnh là phù hợp với quyết địnhcủa Trung ương và quy hoạch của địa phương Ảnh: T.BÌNH
Từ nội dung trả lời của Bộ Xây dựng;cùng với lý do ảnh hưởng môi trường của lò Hoffman gây ra và đặc điểm ở BìnhDương có thị trường tiêu thụ lớn, nhu cầu chất lượng gạch cao, các nhà đầu tưcó năng lực về tài chính và công nghệ nên có thể nói lò Hoffman không phù hợp vớiđiều kiện của tỉnh. Bên cạnh đó, Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28-4-2010 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nungđến 2020 cũng nêu rõ, việc xây dựng lò gạch Hoffman không nằm trong diện khuyếnkhích đầu tư mà phải xây dựng lộ trình chấm dứt từng bước để thay thế bằng vậtliệu xây dựng không nung. Căn cứ vào tinh thần chỉ đạo theo Quyết định của Thủtướng Chính phủ, quyết định và văn bản trả lời của Bộ Xây dựng, ngày 29-6-2010UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 1867/ UBND-VX về việc không xây dựng lòHoffman trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Nội dung văn bản này nêu rõ: Từnay trở đi ngừng việc triển khai mở rộng thí điểm và xây dựng mới các lò gạchHoffman trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các cơ sở thực hiện các dự án đầu tư vậtliệu xây dựng không nung; đầu tư vật liệu nung phải áp dụng công nghệ tiên tiến,bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nângcao giá trị sản phẩm.
Như vậy đã rõ, việc phát triển lòHoffman trên địa bàn tỉnh là sai quy định. Dù UBND tỉnh không cho xây dựng lòHoffman, triển khai công tác này rất sớm và quyết liệt đến các huyện, thị, thếnhưng nhiều cơ sở vẫn lén lút phát triển các lò gạch Hoffman. Chính vì hành vixem thường luật pháp này mà trước thời điểm UBND tỉnh ban hành Văn bản số1867/UBND-VX về việc không xây dựng lò Hoffman trên địa bàn vào năm 2010, toàntỉnh chỉ có 5 lò Hoffman nhưng đến nay đã có thêm 138 lò gạch Hoffman ra đờitrái phép. Việc này đã gây ra nhiều hệ lụy, làm ảnh hưởng tới môi trường sốngđô thị, khu dân cư, sản xuất của nhân dân và cả công tác quản lý của Nhà nước.(Còn tiếp)
TRỌNG MINH