Thiếu nữ Tatarstan (Nga) chào đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bằng ẩm thực truyền thống của địa phương. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Đúng 14 giờ ngày 8/12 (theo giờ địa phương),ủtịchQuốchộiNguyễnThịKimNgânbắtđầuthămchínhthứket qua vdqg indonesia tức 18 giờ ngày 8/12 (theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới sân bay quốc gia Kazan, thành phố Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga, bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga theo lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko, Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga Vyacheslav Volodin.
Đón đoàn tại sân bay có Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (Quốc hội) Tatarstan Farid Khayrullovich Mukhametshin; Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Tatarstan Tatyana Larionova; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị với Việt Nam của Hội đồng Liên bang, thành viên Ủy ban về chính sách xã hội V.S.Abramov.
Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Ngô Đức Mạnh; một số cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga.
Đón Chủ tịch Quốc hội ngay tại chân cầu thang máy bay, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Tatarstan F.Kh.Mukhametshin đã tặng hoa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, sau đó các cô gái Nga trong trang phục dân tộc đã thực hiện nghi thức truyền thống mang bánh mì và muối mời Chủ tịch Quốc hội.
Ngày 1/3/2001,Việt Nam và Liên bang Nga Nga ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược. Ngày 27/7/2012, Việt Nam và Liên bang Nga ra Tuyên bố chung về tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại sân bay quốc tế Kazan. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Quan hệ chính trị Việt-Nga có độ tin cậy cao và không ngừng được củng cố. Trao đổi đoàn cấp cao diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Hai nước duy trì cơ chế Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, thành lập từ năm 1992 và được nâng cấp lên cấp Phó Thủ tướng từ năm 2011.
Việt Nam và các nước Liên minh Kinh tế Á-Âu, mà Liên bang Nga là thành viên, đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do vào ngày 29/5/2015, có hiệu lực từ ngày 5/10/2016.
Trao đổi thương mại song phương phát triển tích cực, năm 2018 đạt 4,5 tỷ USD, tăng 28,5% so với năm 2017; trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 3,4 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga gồm điện thoại, may mặc, nông, thủy, hải sản các loại.
Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc, thiết bị các loại...
Tính đến tháng 2/2019, Liên bang Nga đứng thứ 24 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 127 dự án và tổng số vốn đăng ký trên 950 triệu USD. Đầu tư của Nga tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khai khoáng, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo...
Việt Nam có hơn 20 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn gần 3 tỷ USD, chủ yếu của các dự án: Liên doanh dầu khí Rusvietpetro; Trung tâm Văn hóa-Thương mại Hà Nội-Moskva; Chăn nuôi bò sữa và nông nghiệp của Tập đoàn TH.
Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Liên bang Nga phát triển tốt đẹp. Hai bên duy trì thường xuyên nhiều hoạt động trao đổi đoàn cấp cao, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội, qua đó góp phần tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước./.
Theo TTXVN
(责任编辑:La liga)