Tại hội thảo "Kinh nghiệm quốc gia và quốc tế xây dựng Chương trình Giáo dục mầm non” diễn ra ngày 17/10,ươngtrìnhGiáodụcmầmnonmớiĐịnhhướngđầutiênlàsựlươngthiệkqbd hang 2 nhat GS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Trưởng ban biên soạn Chương trình Giáo dục mầm non - đã thông tin về quan điểm, định hướng đổi mới chương trình giáo dục mầm non ở Việt Nam.
Ông Vinh cho hay, về kinh nghiệm quốc tế, các xu hướng mà các quốc gia triển khai là phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 4-5 tuổi; việc đổi mới mang tính hệ thống, tiếp cận giá trị văn hoá - nhân văn; đổi mới kiểm tra, đánh giá; cho trẻ học ngôn ngữ sớm và làm quen với công nghệ, sử dụng công nghệ...
Ông Vinh cho biết quan điểm để xây dựng Chương trình Giáo dục mầm non mới sẽ theo hướng tiếp cận năng lực, quan tâm đến phát triển toàn diện (tức là không chỉ quan tâm đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ mà quan tâm cả việc giáo dục trẻ), quan tâm đến đặc thù vùng miền và trao quyền triển khai chương trình giáo dục mầm non ở các địa phương.
“Chúng ta sẽ có những định hướng để xây dựng chương trình khung quốc gia, nhưng cũng sẽ giao nội dung để các địa phương có thể triển khai. Có thể nói, Chương trình Giáo dục mầm non mới sẽ mở hơn cả so với Chương trình Giáo dục phổ thông mới”, ông Vinh thông tin.
Chương trình Giáo dục mầm non mới được dự kiến sẽ chú trọng đến 4 phẩm chất: yêu thương, tôn trọng, trung thực, trách nhiệm.
“Ở bậc mầm non, chúng ta kỳ vọng ở trẻ có sự yêu thương bản thân, gia đình. Rồi tôn trọng, trung thực, trách nhiệm - đó là những bước ban đầu để làm nền tảng để trẻ có lòng yêu nước, nhân ái, trách nhiệm... ở những bậc học cao hơn”, ông Vinh nói.
Đồng thời, Chương trình Giáo dục mầm non mới sẽ chú trọng 5 năng lực chung gồm: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, thích ứng, tự lực.
“Tự lực và thích ứng môi trường sẽ là điều để giúp sau này trẻ có khả năng tự chủ, tự học. Còn giao tiếp và hợp tác chắc chắn cần phải hình thành ngay từ sớm...”, ông Vinh nói.
Theo ông Vinh, toàn bộ chương trình giáo dục mầm non mới chú trọng bảo đảm 4 nhóm quyền của trẻ em, gồm: Quyền được sống còn, Quyền được bảo vệ, Quyền được phát triển, Quyền tham gia.
Ông Vinh cũng nhấn mạnh 3 điểm mới nổi bật so với chương trình hiện hành là: Chương trình Giáo dục mầm non mới được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực và liên thông với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong việc hình thành hệ giá trị con người Việt Nam; tiếp cận Quyền Trẻ em được khắc họa rõ nét hơn; trao quyền mạnh hơn cho các địa phương và nhà trường trong việc phát triển và thực hiện chương trình.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn lưu ý việc học tập kinh nghiệm của thế giới là rất quan trọng, song thiết kế chương trình phải phù hợp, khả thi triển khai thực tế của Việt Nam về điều kiện, mức sống, đội ngũ giáo viên... Ông Sơn yêu cầu có sự phân tích kỹ những đối tượng sẽ chuyển hóa, thực thi chương trình này trong thực tế với bối cảnh một vài năm tới.
Ông Sơn cũng đưa ra một số nguyên tắc khi xây dựng Chương trình mới như tính kế thừa, lấy nền tảng khoa học tâm lý học... Nhóm chuyên môn cần xem xét thật thấu đáo cách tiếp cận năng lực phù hợp với giáo dục mầm non.
“Bởi nếu không thận trọng sẽ có thể lại mang cách tiếp cận bậc phổ thông cho bậc học này”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng cho rằng cần định hướng các giá trị ở bậc học mầm non theo hướng “giản dị”, trong đó, định hướng đầu tiên là sự lương thiện của con người.
“Vì đây là vấn đề hệ trọng, không được phép sai lầm, nên cần rút kinh nghiệm những giai đoạn trước. Việc khảo sát, thử nghiệm phải làm rất thấu đáo. Mục tiêu là có một chương trình giáo dục mầm non tốt, phù hợp với lứa tuổi và khả năng thực hiện. Tinh thần là dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ em, đồng thời chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất, giáo viên, tâm thế, truyền thông… để có thể có được kết quả tốt nhất”, ông Sơn nhấn mạnh.
评论专区