Ông Phạm Thế Trường,ộCôngansẽcảnhbáorủiroantoànanninhmạngchocácbộngàdortmund vs leverkusen Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết, Microsoft chuyển dữ liệu về các cuộc tấn công mạng vào Việt Nam, sau đó Bộ Công an sẽ chủ động cung cấp, cảnh báo cho các cơ quan bộ, ngành. |
Mới đây, Microsoft đưa ra chương trình hợp tác với Chính phủ Việt Nam. Vậy chương trình này được vận hành như thế nào?
Tại Việt Nam, Microsoft có xây dựng một hành lang hoạt động kinh doanh và hỗ trợ Chính phủ, gọi tắt là BPE. Đây là 3 chữ viết tắt của Build – Protect – Educate (tạm dịch là Xây dựng – Bảo vệ - Đào tạo).
Đối với chữ “Build - Xây dựng”, Microsoft luôn sẵn sàng và mong muốn cung cấp tư vấn về mặt luật pháp cho Chính phủ. Khác với trước kia, một nền tảng kinh tế hay chính phủ số ngày nay đòi hỏi chúng ta phải thay đổi các cách thức người dân tương tác với chính phủ. Sự thay đổi này mang đến nhiều tính năng và sự tiện lợi trên nền tảng số, nhưng đồng thời cũng đem đến rất nhiều nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, có thể nói mọi hành vi, cử chỉ, và hoạt động của con người trên không gian số đều phải có sự thay đổi. Tất cả sẽ cần phải có hướng dẫn và được quy định bởi luật pháp.
Với chiến lược Make in Vietnam của Chính phủ, Microsoft sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam các công cụ cần thiết, thậm chí là mong muốn chuyển giao cho Việt Nam những kỹ năng cũng như các quy trình sản xuất, gia công phần mềm, xây dựng các thành phố thông minh: từ đo lường khí quyển, bão lũ, đến giao thông, camera thông minh... để làm sao dịch vụ có thể đến người dân một cách nhanh nhất, khoa học nhất và an toàn nhất.
Đối với chữ “Protect – Bảo vệ”, Microsoft có những hoạt động để bảo vệ con người, doanh nghiệp và Chính phủ. Tháng 12 năm 2019, Microsoft đã kí kết một chương trình An ninh Chính phủ với Bộ Công An. Đây là một chương trình với hệ thống có thể giúp cho Chính phủ Việt Nam, đại diện là Bộ Công An, bảo vệ an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với trẻ em, Microsoft đã hợp tác với Cục Bảo vệ trẻ em và tổ chức ChildFund xây dựng nền tảng “An toàn trẻ em” trên không gian mạng và ngoài đời. Chúng tôi cũng đang bàn với tổ chức ChildFund và UNICEF để ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và máy học Machine Learning vào ứng dụng này để bảo vệ trẻ em tốt hơn.
Chữ thứ 3 là “Educate – Đào tạo” Microsoft là công ty thường xuyên có một đội ngũ đầu tư hỗ trợ cho giáo dục. Tại Việt Nam, từ năm 2017 đến 2020, Microsoft đã đầu tư một chương trình có tên “Enabling Boat” với 1 triệu USD mỗi năm để xây dựng những con thuyền được trang bị đầy đủ máy móc, công cụ và tài liệu để có thể đi dạy học sinh khu vực sông Mê Kong. Ngoài ra, Microsoft cũng có các chương trình học bổng cho nữ sinh trong công nghệ; những chương trình hỗ trợ và đào tạo hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên.
Việc hợp tác giữa Microsoft và Bộ Công an đang được triển khai như thế nào thưa ông?
Chương trình An ninh Chính phủ ở Việt Nam là chương trình mà Việt Nam là một trong 50 nước trên thế giới được thụ hưởng. Đây là chương trình Microsoft cung cấp miễn phí cho Chính phủ Việt Nam. Khi đưa chương trình này về, chúng tôi thực sự muốn đưa nó vào cuộc sống và giúp đỡ Chính phủ. Giai đoạn ban đầu, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì dữ liệu sẽ được chuyển về liên tục hàng ngày như vậy thì sẽ đặt nền tảng triển khai hệ thống này ở đâu, kho lưu trữ nằm ở đâu, và ai là người đầu tư. Ngoài ra, kỹ năng nào để chúng ta có thể khai thác, nhặt ra những thông tin thực sự liên quan đến chúng ta, điều đó đòi hỏi không chỉ là nền tảng mà cả một đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm.
Trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ chủ động cung cấp cho các cơ quan bộ, ngành của Chính phủ, và thành phố những các báo cáo rủi ro an toàn an ninh mạng. Còn về phía doanh nghiệp, Microsoft cũng sẽ đăng ký cho một số doanh nghiệp lớn mà chúng tôi thấy cần phải bảo vệ trước nhất. Đối với các doanh nghiệp khác, chúng tôi sẽ phải xây dựng cơ chế để làm sao chúng tôi có đủ nguồn lực về tài nguyên và con người để triển khai thật tốt.
Tại sao Microsoft lại chọn Bộ Công an mà không phải các tổ chức khác?
Đối với một hệ thống thì tổ chức đó phải vừa có chức năng nhiệm vụ và phải vừa có thẩm quyền thì mới có thể mang lại rất nhiều giá trị cho cộng đồng. Đó là lý do chúng tôi hợp tác với Bộ Công an.
Microsoft đánh giá hiệu quả hợp tác với Bộ Công An như thế nào?
Microsoft hằng năm có những phân tích và báo cáo đánh giá thực trạng trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tháng 6/2020, trong báo cáo về tình hình an ninh mạng khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2019, Microsoft đã chỉ ra rõ các cuộc tấn công mạng (ransomeware) ở Việt Nam là cao nhất châu Á - Thái Bình Dương, các cuộc tấn công bằng mã độc khai thác tiền điện tử (cryptocurrency) đứng thứ 3 khu vực, số lượng xảy ra các cuộc tấn công bằng hình thức drive-by ở Việt Nam cao hơn 2 lần mức trung bình toàn cầu và khu vực.
Những báo cáo này Microsoft thực hiện hằng năm và chia sẻ rộng rãi tới các Bộ ban ngành như Bộ Công an, Bộ TT&TT, Cục An ninh thông tin của Bộ TT&TT... và cả cộng đồng.
- Cảm ơn ông!
Thái Khang (Thực hiện)
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI). Bộ TT&TT đã lên kế hoạch để đạt được mục tiêu này.