Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Thể thao >Ông Nguyễn Hậu Tài: Nhân chứng sống về những ngày tháng hào hùng_số liệu thống kê về rcd mallorca gặp valencia cf

Ông Nguyễn Hậu Tài: Nhân chứng sống về những ngày tháng hào hùng_số liệu thống kê về rcd mallorca gặp valencia cf

2025-01-15 19:59:30 Nguồn:BetwayTác Giả:World Cup View:863lượt xem

Ông Nguyễn Hậu Tài,ÔngNguyễnHậuTàiNhânchứngsốngvềnhữngngàythánghàohùsố liệu thống kê về rcd mallorca gặp valencia cf cán bộ lão thành cách mạng ở phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một đã đạt đến cái mốc “100 tuổi đời và hơn 68 năm tuổi Đảng” cách đây vài tháng. Có mấy ai được như ông, đi suốt chiều dài của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, rồi lại chứng kiến hòa bình lập lại, đất nước thống nhất và ngày càng đổi mới, trên đà phát triển.

 Ký ức mãi không phai...

Năm nào cũng vậy, cứ đến những ngày tháng 8 lịch sử, ngôi nhà nhỏ số 6B, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường Phú Cường của ông Nguyễn Hậu Tài lại đông vui hơn. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo thành phố và đoàn viên thanh niên đều ghé đến thăm ông, trước tiên là để chúc mừng, hỏi thăm sức khỏe như một lời tri ân với một con người mà cả cuộc đời dành trọn cho quê hương. Đồng thời, thế hệ hôm nay còn muốn tìm về một nhân chứng sống, một “địa chỉ đỏ” minh chứng cho một giai đoạn lịch sử với biết bao thăng trầm, có cả đau thương, mất mát và niềm vui vỡ òa.

Nhiều năm qua, cứ đến ngày 2-9 hàng năm, ông Nguyễn Hậu Tài vẫn đều đặn tổ chức giỗ Bác Hồ. Ảnh: Q.CHIẾN

Gặp lại ông ở cái tuổi xưa nay hiếm, 100 tuổi đời và hơn 68 năm tuổi Đảng, nên ông không còn khỏe mạnh nữa. Ông không còn nhờ lĩnh giùm nhuận bút đăng trên báo như cách đây vài năm. Đó thường là bài viết về những sự kiện lịch sử, những cột mốc ông không thể nào quên. Ông bảo đôi tai cũng đang “trêu ngươi” ông khi “người ta nói ông không nghe được rõ”, phải nhìn miệng để đoán. Ấy vậy mà trí óc ông vẫn còn khá minh mẫn. Ông nhớ như in những “đứa hay tìm đến ông” vào những dịp lễ để xin phỏng vấn, viết bài đăng báo. Và đối với tôi cũng không là một trường hợp ngoại lệ. Như một thói quen, trong những ngày tháng 8 lịch sử năm nay, tôi lại tìm đến xin gặp ông. Ngôi nhà nhỏ quen thuộc ấy vẫn không khác xưa là mấy nhưng chủ nhà đã khác xưa nhiều. Như một người thân, ông nắm tay tôi, thì thào hỏi thăm tình hình sức khỏe, gia đình...

Người ta thường nói, người già sống bằng hoài niệm. Ông cũng vậy. Và hình như ông cũng quá quen với mục đích tôi tìm đến xin gặp, nên ông chậm rãi lục tìm trong ký ức của mình để nhớ về những ngày tháng 8 lịch sử cách đây đúng 70 năm. Bao ký ức lại tràn về, ông say xưa kể. Rạng sáng ngày 25-8-1945, cuộc biểu dương lực lượng của hơn 5 vạn quần chúng nhân dân (khoảng 2 vạn của thị xã và 3 vạn của các huyện) kéo về Nhà việc Phú Cường dự mít tinh, giành chính quyền. Rừng cờ vàng sao đỏ (cờ của lực lượng thanh niên tiền phong lúc bấy giờ) và cờ đỏ sao vàng bay dọc theo 2 phố chợ. Mọi người hô vang khẩu hiệu: Chính quyền về tay Việt Minh, Việt Nam độc lập muôn năm, đả đảo chính quyền Nguyễn Văn Sâm… Hơn 5 vạn đồng bào cùng lực lượng bán vũ trang hợp thành sức mạnh tổng hợp của cuộc tổng khởi nghĩa. Tại cuộc mít tinh, đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban khởi nghĩa tỉnh Thủ Dầu Một đọc diễn văn, nêu rõ ý nghĩa cuộc nổi dậy giành chính quyền của nhân dân Thủ Dầu Một: “Từ nay xóa bỏ chính quyền do phát xít Nhật đã dựng lên, lập ra chính quyền của giai cấp công - nông”... Đáp lại là cả rừng cờ đỏ sao vàng phất phới sóng trào cùng tiếng hô như sấm dậy của nhân dân: “Việt Nam độc lập muôn năm”... Sau cuộc mít tinh, 5 vạn đồng bào cả tỉnh diễu hành trên khắp đường phố, hô vang khẩu hiệu cách mạng, phân công chiếm công sở, cơ quan còn lại, bắt tay sai phản động. Đến chiều cùng ngày, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ Dầu Một kết thúc thắng lợi cùng với Sài Gòn và một số tỉnh khác.

Hôm nay, nhớ về thời khắc 70 năm trước, ánh mắt già nua của ông lại toát lên đầy vẻ vui sướng. Ông bảo: “Bao năm lầm than, khổ đau nên sau khi nghe đọc diễn văn thì không có niềm vui sướng nào bằng. Càng vui sướng hơn khi hàng vạn đồng bào, có cả người Kinh, Hoa kiều, dân tộc ít người… cùng chung một tấm lòng, một niềm vui mừng ngày đất nước độc lập…”. Chiến tranh đã đi qua, ông vui nhất là đất nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đang thay da đổi thịt từng ngày. Lâu lâu có dịp ông đi vào Thành phố mới Bình Dương… ông cứ tưởng mình được đi ra nước ngoài, chứ không ngỡ đó là bộ mặt mới của quê hương mình. Ông mong rằng thế hệ trẻ hôm nay, những con người có đủ tài năng, trí tuệ sẽ đưa đất nước nói chung và Bình Dương nói riêng tiếp tục phát triển.

Vinh dự 2 lần được gặp Bác Hồ

Ông Nguyễn Hậu Tài kể, trong 21 năm học tập, công tác ở miền Bắc, ông may mắn được 2 lần gặp Bác Hồ. Một lần là khi Bác Hồ về thăm trường Bổ túc Văn hóa Công Nông. Thời đó, trường này dạy bậc đại học cho cán bộ và thanh niên con em cán bộ ở cả 2 miền Nam - Bắc, tạo nguồn nhân lực để trở vào Nam công tác khi đất nước thống nhất. Ngày đó, Bác Hồ đến trường động viên cán bộ miền Nam cố gắng học tập. Ông Nguyễn Hậu Tài thuật lại: “Ông nhớ Bác Hồ căn dặn, các anh em phải nhớ nhiệm vụ học tập là để xây dựng nước Việt Nam XHCN. Vì vậy, dù hoàn cảnh khó khăn thế nào cũng phải vượt qua, khó khăn thế nào cũng không chùn bước. Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ, bản thân ông luôn cố gắng học tập, hoàn thành khóa học”.

Còn lần thứ hai, ông Nguyễn Hậu Tài được gặp Bác Hồ là vào khoảng năm 1965. Khi ấy, ông đang làm việc ở Bộ Nông nghiệp có trụ sở gần Phủ Chủ tịch, nơi Bác Hồ ở và làm việc. Trong một lần, Phủ Chủ tịch chiếu bộ phim “Khi đàn sếu bay qua” do Liên Xô sản xuất cho Bác Hồ xem, nhớ đến cán bộ miền Nam, Bác Hồ đã cho người kêu cán bộ miền Nam đến xem cùng. “Khi ấy, ông ngồi rất gần Bác Hồ, vì vậy xem phim thì ít mà ngắm nhìn Bác Hồ thì nhiều. Ông thấy ở Bác toát lên dáng vẻ của một người hiền triết, một vị lãnh tụ kính yêu có lòng nhân hậu, bác ái bao la”, ông Nguyễn Hậu Tài nói.

Và với tất cả lòng ngưỡng mộ, kính yêu, sau khi Bác Hồ mất, ông Nguyễn Hậu Tài đã lập bàn thờ Bác Hồ và đều đặn làm đám giỗ Bác Hồ trong nhiều năm qua. Ông Nguyễn Hậu Tài bảo: “Ông xem Bác Hồ như người cha kính yêu nên cứ vào dịp 2-9 hàng năm, ông đều làm đám giỗ để tưởng nhớ Người. Rất tiếc, mấy năm nay điều kiện sức khỏe không còn cho phép nên ông đành chịu, nhưng hình ảnh Bác Hồ luôn mãi mãi ở trong tim ông”.

 Rạng sáng 25-8-1945, cuộc biểu dương lực lượng của hơn 5 vạn quần chúng nhân dân (khoảng 2 vạn của thị xã và 3 vạn của các huyện) kéo về Nhà việc Phú Cường dự mít tinh, giành chính quyền. Rừng cờ vàng sao đỏ (cờ của lực lượng thanh niên tiền phong lúc bấy giờ) và cờ đỏ sao vàng bay dọc theo 2 phố chợ. Mọi người hô vang khẩu hiệu: Chính quyền về tay Việt Minh, Việt Nam độc lập muôn năm, đả đảo chính quyền Nguyễn Văn Sâm… Hơn 5 vạn đồng bào cùng lực lượng bán vũ trang hợp thành sức mạnh tổng hợp của cuộc tổng khởi nghĩa.

Tác Giả:Nhận Định Bóng Đá
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái