(BDO) Cách đây 74 năm,ỦybanKiểmtraTỉnhủyBìnhDươngTựhàovàpháthuytruyềnthốngvẻvangcủangànhKiểmtraĐảsoi keo tho nhi ky tại Chiến khu Việt Bắc, Ban Thường vụ Trung ương Đảng (khóa I) đã ra Quyết nghị số 29-QN/TW, ngày 16/10/1948 về việc thành lập Ban Kiểm tra Trung ương. Quyết nghị có đoạn ghi: “... Trung ương quyết định thành lập Ban Kiểm tra đi xuống các khu xét xem chủ trương của Đảng có được thi hành và có sát đúng không, đồng thời xem xét sự thi hành kỷ luật trong Đảng để thu thập kinh nghiệm giúp Trung ương bổ khuyết chính sách của Đảng...”. Ban Kiểm tra Trung ương đầu tiên gồm có 3 đồng chí do đồng chí Trần Đăng Ninh làm Trưởng ban (Trụ sở làm việc: xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ngày nay).
Đồng chí Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022
Truyền thống vẻ vang của ngành Kiểm tra Đảng
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 02-1951), Ban Chấp hành Trung ương ra quyết nghị hợp nhất: Ban Kiểm tra Trung ương Đảng và Ban Thanh tra Chính phủ làm một. Tháng 3-1951, Ban Chấp hành Trung ương đã cử ra Ban Kiểm tra Trung ương gồm có 3 đồng chí do đồng chí Hồ Tùng Mậu là Trưởng ban kiêm chức Tổng Thanh tra Chính phủ. Ngày 6-3-1956, Bộ Chính trị (khóa II) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về việc tăng cường lãnh đạo công tác kiểm tra và kiện toàn tổ chức ban kiểm tra các cấp; từ đó, ban kiểm tra các khu ủy, tỉnh ủy, thành ủy được thành lập.
Ngày 25-4-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 263/SL cử đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương kiêm chức Tổng Thanh tra Chính phủ. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 (tháng 3-1957) quyết định tách riêng Ban Kiểm tra Trung ương và Ban Thanh tra Chính phủ và quyết nghị kiện toàn Ban Kiểm tra Trung ương gồm 3 đồng chí do đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Trưởng ban.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960), Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 11 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban. Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị (khóa III) đã chỉ định, bổ sung thêm 6 đồng chí. Lúc bấy giờ, Điều lệ Đảng quy định: "Ban Chấp hành Trung ương, các Ban chấp hành khu tự trị, tỉnh, thành phố trực thuộc, huyện, quận, thị, thành phố và khu phố (thuộc thành phố trực thuộc) cử ra Ủy ban kiểm tra của cấp mình gồm một số ủy viên trong Ban chấp hành. Ngoài ra, có thể cử một số ủy viên ngoài Ban Chấp hành". Từ đó, Ban kiểm tra các cấp được đổi tên thành Ủy ban kiểm tra và do cấp ủy cùng cấp bầu ra.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ngày 23-1-1961 quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, do Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo. Trung ương Cục miền Nam chủ trương giải thể các Liên tỉnh ủy, thành lập 6 khu ủy trực thuộc Trung ương Cục. Để tăng cường công tác xây dựng Đảng, quản lý, kiểm tra các cơ sở đảng và đảng viên ở Đảng bộ miền Nam, ngày 14-8-1969 tại tỉnh Tây Ninh, Trung ương Cục miền Nam ban hành Nghị quyết số 13/NQ về việc thành lập Ban Kiểm tra Trung ương Cục miền Nam gồm có 3 đồng chí do đồng chí Phan Văn Đáng (tức Hai Văn), Phó Bí thư Trung ương Cục làm Trưởng Ban. Nơi làm việc của Ban Kiểm tra Trung ương Cục tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Tại Khu V, tháng 3-1970, Hội nghị Khu ủy lần thứ 10 đã ra quyết nghị thành lập Ban Kiểm tra Khu ủy do đồng chí Trần Kiên, Ủy viên Thường vụ Khu ủy làm Trưởng ban; nơi làm việc tại xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (30-4-1975), Ban Kiểm tra Trung ương Cục miền Nam và Ban Kiểm tra Khu ủy Khu V hợp nhất vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Việc phát triển về tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng qua mỗi nhiệm kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, nhiệm kỳ 1976 - 1982, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 17 đồng chí, do đồng chí Song Hào, Bí thư Trung ương Đảng làm Trưởng ban. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, nhiệm kỳ 1982 - 1986, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 10 đồng chí, do đồng chí Trần Kiên, Bí thư Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm. Từ sau Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, Ủy ban kiểm tra được thành lập thành hệ thống thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Đây là dấu ấn quan trọng làm căn cứ để Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII thống nhất chọn ngày 16-10 hàng năm là Ngày Truyền thống Ngành Kiểm tra của Đảng.
Các đại biểu tham dự Hội nghị sơ kết công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, nhiệm kỳ 1986 - 1991, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 11 đồng chí, do đồng chí Trần Kiên, Bí thư Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, nhiệm kỳ 1991 - 1996, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 9 Đồng chí, do đồng chí Đỗ Quang Thắng, Bí thư Trung ương Đảng (sau đó được bầu là Ủy viên Bộ Chính trị) làm Chủ nhiệm.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, nhiệm kỳ: 1996 - 2000, Ban Chấp hành Trung ương bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 11 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ nhiệm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, nhiệm kỳ: 2000 - 2005, Ban Chấp hành Trung ương bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 9 đồng chí, do đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm. Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (tháng 1-2003), đồng chí Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ được bầu vào Ban Bí thư và được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương thay đồng chí Lê Hồng Anh đảm nhiệm công tác khác, và bầu bổ sung 5 đồng chí thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4-2006), Ban Chấp hành Trung ương bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 14 thành viên, do đồng chí Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm. Sau bầu cử Quốc hội khoá XII (tháng 7-2007), đồng chí Nguyễn Thị Doan và đồng chí Trần Văn Truyền, Phó Chủ nhiệm được phân công nhiệm vụ mới, nên tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã bầu bổ sung 03 đồng chí thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1-2011), Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 21 thành viên, do đồng chí Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (tháng 1-2016), Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 21 thành viên, do đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm. Đến tháng 5-2018, đồng chí Trần Quốc Vượng chuyển công tác, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Trung ương giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (tháng 1-2021), Ban Chấp hành Trung ương bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 19 thành viên do đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính Trị được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Có thể nói, Sự ra đời của Ban Kiểm tra Trung ương - Cơ quan kiểm tra chuyên trách đầu tiên của Đảng là một tất yếu khách quan, nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng Đảng. Trải qua 74 năm phát triển và trưởng thành (16/10/1948-16/10/2022), ngành Kiểm tra Đảng luôn xác định: Công tác kiểm tra, giám sát phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, thường xuyên lấy đó là mục tiêu để xây dựng phương hướng, chương trình hành động của mình. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban kiểm tra các cấp luôn bám sát nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng, tích cực và chủ động thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ do cấp ủy giao. Các thế hệ cán bộ kiểm tra của Đảng từ Trung ương đến cơ sở đã xây đắp nên truyền thống "Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, trung thực, liêm khiết, kỷ cương và tận tụy".
Công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, giúp các cấp ủy đảng làm hạt nhân lãnh đạo và đoàn kết toàn dân, toàn quân vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
Tựhào và phát huy truyền thống vẻ vang của ngànhKiểm tra Đảng
Trong thời gian qua, với sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh, tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng - an ninh được giữ vững; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường và đạt nhiều kết quả khả quan; hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh Bình Dương đều cơ bản đạt tốc độ tăng trưởng, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ hàng năm của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra. Trong những thành tựu chung đó, có phần đóng góp tích cực của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương.
Các đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc giao ban công tác kiểm tra, giám sát 9 tháng năm 2022; triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022 tại điểm cầu tỉnh Bình Dương
Tỉnh ủy cùng Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và cấp ủy cùng Ủy ban Kiểm tra các cấp trực thuộc Tỉnh ủy đã triển khai thực hiện nhiệm vụ chương trình, kế hoạch toàn khóa và hàng năm; cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp trong toàn tỉnh đã nỗ lực, phấn đấu tổ chức thực hiện toàn diện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch đề ra. Tất cả các cuộc kiểm tra, giám sát đã được triển khai thực hiện tích cực, đúng tiến độ, chất lượng từng bước được nâng lên.
Đa số các đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên đều được giải quyết kịp thời; Ủy ban Kiểm tra các cấp đã chú trọng việc kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra tài chính đảng được coi trọng; việc thi hành kỷ luật đối với đảng viên có vi phạm được thực hiện đúng quy định; công tác giám sát của cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra đã góp phần tích cực vào việc uốn nắn, phòng ngừa vi phạm.
Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tập trung kiểm tra, giám sát các nội dung chủ yếu, như: Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; nguyên tắc tập trung dân chủ; quy chế làm việc; công tác cán bộ; thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; thực hiện những điều đảng viên không được làm; việc quản lý, sử dụng các nguồn quỹ do các đoàn thể chính trị - xã hội quản lý..; các vụ việc nổi cộm, bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm cùng các vụ, việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực..; các tổ chức đảng có biểu hiện nội bộ mất đoàn kết; đảng viên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, tham nhũng lãng phí; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với những cấp ủy viên là đảng viên có dư luận…
Cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp thường xuyên quan tâm đến công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và nhu cầu thi nâng ngạch ngành hàng năm cho đội ngũ cán bộ kiểm tra, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm tra, giám sát ở cấp cơ sở; luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành có hiệu quả các nhiệm vụ theo Điều lệ Đảng quy định; luôn tăng cường công tác giám sát, chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện và kịp thời kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nhất là những nơi có biểu hiện nội bộ mất đoàn kết, có biểu hiện sai phạm, có vấn đề phức tạp mới nảy sinh, vấn đề bức xúc mà đảng viên và nhân dân trong tỉnh phản ánh. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức Ủy ban Kiểm tra các cấp, đảm bảo số lượng, chất lượng..; đổi mới, nâng cao hiệu quả phương thức lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, nhất là tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hướng về cơ sở; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng và Ủy ban Kiểm tra các cấp cũng như của cán bộ, đảng viên đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong toàn tỉnh tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát; xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra các cấp với tổ chức đảng, các ban, ngành có liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.
Hiện nay, phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương luôn xác định tầm quan trọng công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng và vai trò trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra. Trong những năm qua, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã tập trung thực hiện tốt công tác tham mưu giúp Tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát toàn diện trên tất cả các lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Xây dựng các Nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát; xây dựng chương trình kế hoạch nhiệm kỳ và hàng năm; tổ chức triển khai thực hiện; nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát; tăng cường công tác tham mưu thực hiện công tác tuyên truyền về kiểm tra, giám sát; phổ biến quán triệt thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng; tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp; tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát theo các chương trình đã đề ra...
Kế thừa truyền thống của ngành, trong thời gian tới, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương tập trung đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn; luôn nỗ lực phấn đấu quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và công tác xây dựng Đảng của toàn Đảng bộ tỉnh. Với sự lãnh đạo sâu sát của cấp ủy các cấp và sự phấn đấu, nỗ lực của Ủy ban Kiểm tra các cấp, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng của Đảng bộ tỉnh Bình Dương nhất định sẽ đạt kết quả cao nhất, góp phần vào việc lãnh đạo thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong toàn Đảng bộ; đóng góp ngày càng tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của cả nước.
Nguyễn Phúc (Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương)
(责任编辑:Cúp C1)
Cán bộ xã tuyên bố vỡ hụi, nhiều người rơi cảnh hoảng loạn
Samsung tố LG quảng cáo TV 3D sai sự thật
Truyện Biến Mất Trong Khoảng Lặng
VNPT đã phát sóng 380 trạm 4G tại Vũng Tàu, Hà Nội, TP.HCM
Truyện Gả Cho Anh Trai Người Thực Vật Của Nam Chính
Top 3 'dế' gây chấn động lịch sử smartphone
Phần lớn dự án căn hộ đều được thế chấp, người mua ngừa rủi ro bằng cách nào?
Hình ảnh mới nhất 'phần ruột' iPad 3