Nhu cầu cấp thiết
Năm 2017 chứng kiến sự lên ngôi của xu hướng màn hình tràn viền để tối đa không gian hiển thị đồng thời giữ kích thước smartphone ở mức tối thiểu vừa tầm tay. Để có màn hình này,ẽcócảmbiếnvântaydướimànhìnhận định kèo tottenham hôm nay các nhà sản xuất buộc phải loại bỏ phím Home ở mặt truớc, và do đó cảm biến vân tay ở đây cũng phải dời ra sau lưng. Như Apple loại bỏ luôn cảm biến vân tay và thay vào đó là Face ID - phương thức bảo mật khuôn mặt.
Samsung loại bỏ nút Home vật lý ở mặt trước của bộ đôi S8 nên đành chuyển tạm cảm biến vân tay của các máy này ra vị trí cao cao sát camera ở mặt lưng tương đối bất tiện trong thao tác hằng ngày.
Một số nhà sản xuất smartphone theo xu hướng màn hình tràn viền như LG, Oppo, Vivo, Huawei… vẫn chọn được vị trí đắc địa cho cảm biến vân tay ở mặt lưng để vừa tầm tay thao tác.
Tuy vậy, một nhóm rất lớn người dùng vẫn quen với nút Home ở mặt trước. Phím Home khi đặt ở vị trí này thuận tiện đối với nhiều thao tác, và đây cũng là nơi đặt cảm biến vân tay rất tốt. Dù vậy, phím Home vật lý như thông thường không thể đặt ở vị trí này do đây là khu vực dành cho màn hình. Chính vì thế một phím Home cảm ứng, tích hợp sẵn cảm biến vân tay dưới lớp kính màn hình là giải pháp được nghĩ tới.
Giải pháp này từ phòng thí nghiệm sẽ được tung ra thị trường tiêu dùng để người yêu công nghệ được dịp chào đón xu hướng công nghệ hứa hẹn sẽ bùng nổ trên smartphone của năm 2018.
Nền tảng công nghệ
Hiện tại có ít nhất hai công ty đang vùi đầu nghiên cứu công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình trong phòng thí nghiệm của họ dưới những tên gọi khác nhau: Qualcomm với Snapdragon Sense ID, Synaptics với Clear ID…
Sense ID là nghiên cứu vốn được Qualcomm công bố từ năm 2015. Công nghệ này sử dụng sóng siêu âm để nhận dạng vân tay bằng cách đi xuyên qua lớp ngoài cùng của da để nhận biết chính xác các chi tiết ba chiều trên đầu ngón tay, cũng như đặc thù những đường lồi lõm của vân tay.
Sóng siêu âm giúp xác thực vân tay hiệu quả kể cả khi ngón tay bị ướt, bám bẩn – thách thức đáng kể của phần lớn cảm biến vân tay điện dụng hiện tại.
Công nghệ cảm biến vân tay mới của Qualcomm còn có thể nhận diện vân tay thông qua nhiều chất liệu tiếp xúc khác nhau, kể cả: kính, nhôm, thép không gỉ, sapphire và nhựa. Do đó các nhà sản xuất toàn quyền lựa chọn vị trí phù hợp để đặt cảm biến trên máy: màn hình cảm ứng, viền máy hoặc vỏ máy để làm nơi nhận diện vân tay.
Hãy tưởng tượng nếu phiên bản tiếp theo của iPhone X áp dụng cảm biến vân tay dưới màn hình, thì người dùng sẽ không cần phải tiếc nuối vì sự vắng mặt của Touch ID mà vẫn có thể gắn bó với thiết kế màn hình tràn viền khuyết tai thỏ đặc trưng.
Về sản phẩm thực tế, vào cuối tháng 6 vừa qua, Vivo đã hợp tác với Qualcomm để giới thiệu công nghệ cảm biến vân tay siêu âm trong một buổi trình diễn tại triễn lãm MWC Thượng Hải với nguyên mẫu Xplay6.
Mẫu thử này sử dụng công nghệ cảm biến vân tay siêu âm từng được Qualcomm công bố.
Cảm biến vân tay siêu âm mới nhất của Qualcomm có thể nhúng dưới màn hình OLED dày đến 1,2mm. Nhưng hạn chế vẫn tồn tại khi trong thử nghiệm mới đây trên mẫu smartphone thử nghiệm thì tốc độ nhận dạng vân tay vẫn còn chậm khi mất khoảng 1 giây và diện tích nhận dạng khá nhỏ.
Trước đó, vào năm 2016, Qualcomm cũng từng cùng với Xiaomi trình làng bộ đôi Mi 5s và 5s plus tích hợp cảm biến vân tay siêu âm. Nhưng có vẻ như do thời điểm xuất hiện của công nghệ bảo mật trên hay thiết bị này chưa thực sự thích hợp vì chưa thể hiện lợi ích khi hòa cùng xu hướng smartphone không viền của hiện tại, cũng như vị trí đặt cảm biến vẫn không hề gọn hơn cảm biến vân tay điện dung truyền thống khi vẫn chiếm một không gian riêng ở viền bên dưới màn hình nên chưa thực sự tạo cú hích cho sự bùng nổ của cảm biến vân tay siêu âm đến từ Qualcomm.
Bên cạnh Qualcomm, thì Synaptics – công ty chuyên sản xuất cảm biến và trackpad máy tính – vừa đánh dấu bước tiến mới của hãng khi vừa giới thiệu Clear ID có thể nhận diện vân tay thông qua cảm biến đặt ngay bên dưới màn hình.