TheệtNamvàoTopquốcgiatrênthếgiớicótỷlệtriểkq bong đa anho nhận định của Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC, cơ quan thường trực Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, với những ưu việt mà IPv6 mang lại, thời gian qua, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ di động, ứng dụng và nội dung số tích cực “chạy đua” triển khai, cung cấp IPv6 đến người sử dụng. Không chỉ đáp ứng lượng không gian địa chỉ khổng lồ giúp tiếp nối hoạt động Internet toàn cầu, các nghiên cứu còn cho thấy, việc triển khai IPv6 giúp cải thiện tốc độ tải trang web, đơn cử như tốc độ tải trang Facebook tăng từ 20 - 40% đối với mạng thuần IPv6; giúp tăng hiệu năng, giảm thiểu chi phí vận hành và đem lại những lợi ích kỹ thuật khác. Một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động lớn trên thế giới hiện tại đã lên kế hoạch cho việc chuyển sang mạng lưới thuần IPv6, không những giải quyết tình trạng thiếu hụt địa chỉ IPv4, mà còn giúp đơn giản hoá mạng lưới và tiết kiệm chi phí, năng lực để tập trung vào cải tiến kỹ thuật cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhân dịp tròn 6 năm kể từ khi chiến dịch “World IPv6 Launch” được phát động, chính thức triển khai địa chỉ Internet IPv6 trên mạng lưới toàn cầu, Hiệp hội Internet toàn cầu - ISOC vừa công bố Báo cáo kết quả triển khai IPv6 trên thế giới năm 2018. Theo báo cáo của ISOC và Google, tính tới 6/6/2018, hơn 25% Internet toàn cầu đã được kết nối IPv6, trong đó có 24 quốc gia đạt lưu lượng IPv6 trên 15% và 49 quốc gia có lưu lượng IPv6 trên 5%. Thống kê của Trung tâm Thông tin mạng châu Á - Thái Bình Dương (APNIC) cho thấy, tỉ lệ ứng dụng IPv6 toàn cầu tính tới thời điểm hiện tại khoảng 17,75%. Trong đó, chỉ riêng tại Ấn Độ đã có hơn 270 triệu người dùng được kết nối IPv6, chiếm gần nửa số lượng người sử dụng IPv6 trên thế giới. |