Nhiều bạn trẻ còn cẩn thận đánh máy,ộphongtràonhàcóđứađangkháchđếnchơiTếtđừnghỏket qua 7m.cn in rồi chụp lại ảnh đăng lên trang cá nhân. Từ “nhà có đứa con hơi mập, khách đến chơi tết vui lòng không hỏi sao mập dữ vậy con, nó cục lên nó đánh giả chủ không can được, xin cảm ơn ” tới “Nhà có đứa con chưa chồng", "Nhà có đứa con chưa vợ", "Nhà có đứa làm việc", "Nhà có đứa con học dốt, gầy, béo"....
Nhiều người trẻ đã hướng ứng phong trào hài hước này như một thông điệp họ mong trong dịp gặp mặt Tết Nguyên đán. Thậm chí có người còn làm hẳn một tấm bảng ghi rõ và treo trước cổng nhà.
33 tuổi, Nguyễn Như Ngọc làm việc ở TP.HCM quê ở Nghệ An, tâm sự không có ý định lập gia đình nên câu hỏi “có người yêu chưa”, "bao giờ cưới chồng” luôn làm chị đau đầu. Chị Ngọc bảo thường ngày ở cơ quan ít người hỏi vì đây là vấn đề tế nhị, nhưng mỗi lần về quê, gia đình đoàn tụ, đặc biệt là những dịp Tết Nguyên đán chị phải nghe câu hỏi này thường xuyên.
Vì vậy suốt những ngày về quê ăn Tết, chị Ngọc thường quanh quẩn trong nhà, ít ra ngoài gặp mặt bạn bè hay đi đâu vì hễ cứ thấy chị là họ hỏi. Thậm chí khách tới chơi nhà, chị Ngọc cũng trốn vào phòng vì sợ lại bị hỏi. Có năm chị Ngọc bỏ ý định về quê ăn Tết mà ở lại Sài Gòn đi chơi vì sợ nghe hỏi “khi nào cưới”, "bao giờ lấy chồng”.
“Tôi cảm thấy ám ảnh khi ai đó hỏi “khi nào lấy chồng” hay "bao giờ cưới". Tôi biết họ quan tâm thì hỏi chứ không suy nghĩ gì nhưng đây là chuyện cá nhân. Lúc đầu tôi còn mạnh dạn đáp lạp, sau thì mỉm cười cho qua, nhưng lâu dần thấy bực bội. Không chỉ vậy họ còn bỏi bố mẹ tôi khiến họ gặp áp lực không nhỏ bởi bố mẹ nào cũng mong con yên bề gia thất”- chị Ngọc kể.
Sau khi trải qua một năm công việc không mấy thuận lợi, anh Văn Vinh (36 tuổi) cho hay anh rất ái ngại khi ai đó hỏi "lương tháng bao nhiêu". Đặc biệt trong dịp Tết anh nhận câu hỏi này nhiều hơn. "Sự quan tâm tới chuyện riêng làm tôi thấy ái ngại. Tôi chỉ muốn những dịp đoàn tụ đặc biệt trong dịp tết mọi thay không hỏi những câu như vậy"- anh Vinh nói
Thiết nghĩ, suy nghĩ của Ngọc, anh Vinh cũng là suy nghĩ của nhiều người trẻ hiện nay. Từ "lương bao nhiêu?", "bao giờ lên chức?", "có người yêu chưa?", "bao giờ cưới chồng?”, “Chừng nào lấy vợ?”. “Bao giờ sinh con?”, "Khi nào mang bạn gái về? ”... hay thậm chí “học sinh giỏi không?”, “được học bổng không?”...là những điều họ không muốn nghe trong dịp sum họp ngày Tết.
Nguyễn Phương Chi, học sinh Trường THPT Thủ Đức, TP. HCM cho hay, em không hài lòng khi mỗi lần gặp mặt người lớn lại hỏi “có được học sinh giỏi không”. Chi kể, Tết năm ngoái những người lớn trong gia đình đã tập trung con cháu lại để lì xì rồi hỏi như vậy. Những người được khen thưởng thì được khen ngợi và lì xì thêm. Họ gọi là “thưởng” cho học giỏi. Không những vậy bố mẹ của các bạn ngồi gần còn nói phải thưởng thêm vì học rất cực. Không được khen thưởng nên em rất mắc cỡ” - Chi tâm sự.
Theo Chi, người lớn hỏi như vậy là phân biệt đối xử. Ai học giỏi thì vui vẻ, còn ai không được thì ngượng ngùng. Chi không mong trong dịp tết được nhận câu hỏi này.
Chị Nguyễn Thị Vân, phụ huynh của bé Nguyễn Linh Đan thì ngượng ngùng vì cân nặng của con hơi quá khổ. Mới học lớp 1 nhưng Linh Đan nặng gần 40kg. Để “giữ dáng” cho con người mẹ này đã dùng các biện pháp nhưng vẫn không hiệu quả. Vì vậy hằng ngày gia đình chị và bé Đan không thoát khỏi phiền toái mà đặc biệt khi gặp ai họ cũng hỏi “ sao mập thế”. “Thậm chí nhiều người còn buông lời “ăn gì là béo thế” khiến con bé rất tủi thân”- chị Vân kể.
Theo chị Vân, đây là những câu hỏi kém duyên, người lớn nghe còn không vui, huống gì trẻ nhỏ. Chị Vân chỉ mong người lớn không quá chú ý tới chuyện riêng của trẻ để các con hồn nhiên trong mỗi lần sum họp.
Lê Huyền
相关文章:
相关推荐:
1.1364s , 7505.4375 kb
Copyright © 2025 Powered by Rộ phong trào “nhà có đứa đang... khách đến chơi Tết đừng hỏi”_ket qua 7m.cn,Betway