Trước đó,ậtlộnchốty le nha cai 5 các nhà chức trách đã áp lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ ngày 15/4 đến ngày 28/4. Trong khoảng thời gian này, người dân không được rời khỏi nhà trừ khi quá cần thiết, được phép đi mua thực phẩm và nhu yếu phẩm 3 lần mỗi tuần và bị cấm tụ tập. Tuy nhiên, đêm 23/4, chính quyền Phnom Penh thông báo đóng cửa tất cả các khu chợ do nhà nước điều hành và chợ dân sinh tại thủ đô trong vòng 14 ngày, nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 tiếp tục lây lan trên diện rộng, vì các khu chợ này được xác định là nguồn lây nhiễm lớn cho cộng đồng. Tính đến ngày 23/4, tổng số ca Covid-19 tại Campuchia đã lên tới 8.848 người (trong đó 8.301 ca liên quan tới sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2). Phnom Penh và tỉnh Preah Sihanouk vẫn là hai nơi có số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất. Cứu trợ người gốc Việt trong khu vực phong tỏa Trong một diễn biến khác, báo Tin tức cho hay, sáng 24/4, Đại sứ quán Việt Nam phối hợp cùng đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh và Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia đã tổ chức tặng đồ cứu trợ khẩn cấp cho 350 hộ gia đình của bà con gốc Việt tại khu vực chùa Champa, quận Chbar Ampov. Cụ thể, 350 phần đồ cứu trợ gồm gạo, khẩu trang và dung dịch sát khuẩn đã được chuyển tới tận tay những người gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian thủ đô Phnom Penh bị phong tỏa. Trước đó, nhóm cứu trợ cũng trao 150 phần đồ cứu trợ cho Đại diện Ủy ban phường Kbal Koh để chuyển tới 150 hộ gia đình Khmer. Các bác sỹ và nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh đã trích quỹ lương để mua ủng hộ 10 tấn gạo tặng cho 500 hộ gia đình trong đợt cứu trợ này. Dự kiến trong tuần tới, Đại sứ quán Việt Nam sẽ phối hợp với Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia và một số nhà hảo tâm tổ chức phát quà cứu trợ cho bà con gốc Việt và Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại khu vực Chak Angre (quận Mean Chey, Phnom Penh). Cũng trong ngày 24/4, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Preah Sihanouk đã ra thông cáo chia sẻ với những khó khăn mà cộng đồng người Việt tại thành phố Preah Sihanouk đang gặp phải, trong bối cảnh chính quyền tỉnh Preah Sihanouk ban hành lệnh phong tỏa thành phố Preah Sihanouk trong 14 ngày (từ ngày 23/4 đến 6/5). Thông cáo nêu rõ trong giai đoạn này, bà con gốc Việt ở thành phố Preah Sihanouk cần hỗ trợ lương thực có thể trực tiếp đến nhận tại Tổng lãnh sự quán (Số 310 đường Ekkareach, phường 3, thành phố Preah Sihanouk). Bà con trong “khu vực Đỏ” cần hỗ trợ lương thực, Tổng lãnh sự quán sẽ bố trí mang đồ cứu trợ đến khu vực này nếu được sự cho phép đi lại của cơ quan có thẩm quyền. Thêm một số hình ảnh khác về cảnh phong tỏa ở Phnom Penh. Hà Chi(trực tiếp từ Phnom Penh) Thị trưởng Phnom Penh, Campuchia, ông Khuong Sreng hôm 20/4 đã chỉ định sử dụng một số khu vực thuộc ba quận ở nơi đây làm Vùng Đỏ để ngăn Covid-19 hiệu quả hơn.Các khu dân cư tại Phnom Penh thực hiện lệnh phong tỏa. Ảnh: Hà Chi Cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Mazda ngừng hoạt động. Ảnh: Hà Chi Cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Audi ngừng hoạt động. Ảnh: Hà Chi Một công trường vắng lặng. Ảnh: Hà Chi Cây xăng đìu hiu, chỉ có một nhân viên ngồi trông hàng. Ảnh: Hà Chi Đường phố vắng lặng, chỉ còn một vài chiếc xe lưu thông. Ảnh: Hà Chi Phnom Penh đang tiến hành phong tỏa nghiêm ngặt. Ảnh: Hà Chi Lực lượng chức năng Campuchia làm nhiệm vụ trên đường phố. Ảnh: Hà Chi Lực lượng chức năng Campuchia làm nhiệm vụ trên đường phố. Ảnh: Hà Chi Nhiều cửa hàng kinh doanh chuyển sang bán hàng online. Ảnh: Hà Chi Trường học Boeng Trabek tại thủ đô Phnom Penh đóng cửa từ trước lệnh phong tỏa. Ảnh: Hà Chi Một người vô gia cư trên đại lộ Monivong. Ảnh: Hà Chi Lực lượng chức năng Campuchia làm nhiệm vụ tại khu vực cầu Monivong cửa ngõ thủ đô. Ảnh: Hà Chi Khu dân cư Boeng Trabek, Phnom Penh thực hiện lệnh phong tỏa. Ảnh: Hà Chi Cửa hàng kinh doanh chuyển sang bán hàng online. Ảnh: Hà Chi Cuộc sống trong Vùng Đỏ chống dịch ở thủ đô Campuchia