Sự kiện có sự góp mặt của Chủ tịch Hội Sân khấu Việt Nam NSND Trịnh Thúy Mùi,ệsĩưutúcónênđithihátkhiếnngườimớiáplựthứ hạng của giải ngoại hạng ireland Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM NSND Trần Ngọc Giàu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM NSƯT Thanh Thúy cùng hơn 30 nghệ sĩ.
Kế thừa thành quả Giải thưởng Trần Hữu Trang do Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức (1991 - 2014), từ năm 2020, cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trangđược nâng tầm, mở rộng quy mô tổ chức toàn quốc. Sau giai đoạn dịch bệnh, ban tổ chức chính thức khởi động mùa 2.
Buổi công bố khởi động mùa giải mới, NSND Trịnh Thúy Mùi, NSND Trần Ngọc Giàu và NSƯT Thanh Thúy nhận nhiều câu hỏi từ báo giới và nghệ sĩ cải lương các thế hệ.
NSND Thanh Tuấn đặt vấn đề, việc để những nghệ sĩ từng hoạt động nhiều năm, có danh hiệu NSƯT thi cùng với người mới vào nghề 5 năm liệu có công bằng? Theo đạo diễn Thanh Hiệp, một nghệ sĩ thường mất 15 năm hành nghề để có danh hiệu NSƯT.
NSƯT Lê Thiện đồng tình, cho rằng người mới có thể bị áp lực nếu thi cùng NSƯT hoặc giám khảo có thể nể nang, du di đồng nghiệp, người quen mắc lỗi diễn xuất. "Như thế sẽ rất tội cho các em", bà nói.
NSƯT Lê Thiện và NSƯT Thoại Mỹ cùng đề xuất ban tổ chức chia 2 bảng thi cho nghệ sĩ chuyên nghiệp, có thâm niên và người mới nhằm tránh thiệt thòi cho nhóm thí sinh ít kinh nghiệm.
Trước góp ý của các nghệ sĩ gạo cội, NSƯT Thanh Thúy phản hồi: "Nếu đặt vấn đề NSƯT đi thi, vậy những NSND trẻ ngoài 40 tuổi đăng ký dự thi thì sao? Chúng tôi đã dự liệu những băn khoăn này từ mùa giải 2020. Theo đó, thí sinh dự tuyển với điều kiện hoạt động nghệ thuật ít nhất 5 năm có thể cân nhắc khả năng cạnh tranh của mình với các thí sinh khác, từ đó quyết định tham gia cuộc thi hay không.
Chúng tôi xác định cuộc thi là sân chơi nghệ thuật dành cho nghệ sĩ chuyên nghiệp. Với nghệ sĩ, chỉ sân khấu quyết định nghệ sĩ thể hiện thế nào. Ban tổ chức, Hội đồng nghệ thuật và Hội đồng tư vấn khẳng định làm việc công tâm, khách quan dựa trên những gì họ thể hiện tại sân khấu".
MC điều hành sự kiện chia sẻ thêm NSƯT có thể dự thi lấy giải thưởng làm cơ sở đề nghị xét tặng danh hiệu NSND. Chẳng hạn NSƯT Thiên Hoa và NSƯT Hoàng Tùng đều xem Giải thưởng Trần Hữu Trang là ước mơ cả đời, chờ hơn 20 năm để được thi lần cuối cùng trong sự nghiệp.
Bên cạnh đó, các nghệ sĩ và ban tổ chức thảo luận sôi nổi nhiều vấn đề như kịch bản, đề tài, thời lượng tiết mục,...
Ở mùa giải 2022, cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang triển khai sơ tuyển tại TP.HCM, TP Hà Nội và TP Cần Thơ trong tháng 9 tới. Vòng chung kết dự kiến diễn ra từ ngày 14 - 18/10 tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang TP.HCM.
Đối tượng dự thi là nghệ sĩ đang hoạt động tại các đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập trên toàn quốc, thời gian hoạt động ít nhất 5 năm, đăng ký theo các thể loại vai: kép mùi - đào mùi; kép độc - đào độc; kép lão - đào mụ; và kép hài - đào lẳng.
Ban tổ chức sẽ miễn thi sơ tuyển đối với các thí sinh đã đoạt HCV Giải thưởng Trần Hữu Trang những năm trước và HCB cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020.