Bạn đọc Nga Nguyên gửi email ngày 17/12/2019 hỏi: Gia đình tôi đang ở Thanh Hóa. Bà ngoại tôi mất năm 2005 có để lại di chúc cho mẹ tôi 1 mảnh đất 60m2. Nhưng khi làm thủ tục thừa nhận di sản,óthểyêucầuTòaántuyênbốmộtngườiđãchếbang xh duc chính quyền địa phương yêu cầu có chứng tử của ông. Nhưng ông tôi đi biệt tăm biệt tích mấy chục năm không về, không có liên lạc, không có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Vậy cách làm giấy chứng tử cho ông ngoại tôi như thế nào để có thể làm hồ sơ thừa nhận di sản cho mẹ tôi? Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội tư vấn: Theo thông tin bạn cung cấp, ông ngoại bạn đã đi biệt tăm biệt tích mấy chục năm không về, không có liên lạc và gia đình bạn muốn làm giấy chứng tử cho ông ngoại bạn. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại điều 71 về người có quyền lợi ích liên quan có thể yêu cầu tuyên bố một người đã chết trong các trường hợp như sau: | Quyết định của Tòa án tuyên bố...(ảnh chỉ có tính chất minh họa) |
Điều 71. Tuyên bố chết 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này. 2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. 3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Căn cứ vào quy định trên, người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định theo quy định nêu trên. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định tại Điều 391 về quyền yêu cầu tuyên bố một người là đã chết: Điều 391. Quyền yêu cầu tuyên bố một người là đã chết 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự. 2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thuộc trường hợp theo quy định của Bộ luật dân sự. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Ban Bạn đọc |