Nhà báo,àbáoTạBíchLoanVTVTôithườngbịlốgiờkhidẫnsóngtrựctiếbóng đá trực tuyến đêm nay Tiến sĩ Tạ Bích Loan sinh năm 1968, tại thôn Thọ Thái, xã Yên Hưng, huyện Yên Mô, Ninh Bình. Tốt nghiệp trường cấp III Lý Thường Kiệt Hà Nội, (nay là trường THPT Việt Đức). Chị đã tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường Đại học Tổng hợp Lomonosov ở Nga.
Tạ Bích Loan là tác giả kịch bản và dẫn các chương trình Bảy sắc cầu vồng, Đường lên đỉnh Olympia, Người đương thờivà Khởi nghiệp... Chị từng được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng tại Việt Nam.
Hiện nay, chị đang là Trưởng ban Sản xuất các chương trình Giải trí (VTV3), Đài Truyền hình Việt Nam. Bên cạnh đó chị là UV BCH Hội Nhà báo Việt nam.
Nhà báo Tạ Bích Loan cùng đồng nghiệp VTV đã thực hiện nhiều chương trình truyền hình chất lượng, công phu, cảm động, tạo được độ rung động mạnh mẽ đến khán giả. Những năm gần đây, với cương vị Trưởng ban VTV3, Tạ Bích Loan không còn dẫn nhiều vì bận công việc quản lý. Tuy nhiên, khi có những sự kiện và chương trình quan trọng, chị vẫn tham gia dẫn chương trình…
PV Dân tríđã có cuộc trò chuyện thú vị về nghề báo cùng nhà báo, MC Tạ Bích Loan nhân dịp 21/6.
Nhắc đến nhà báo, MC Tạ Bích Loan người ta vẫn hay thường gọi là "Người đàn bà quyền lực của VTV" hay "Người giữ kỷ lục nhiều show, chương trình ấn tượng nhất", nhưng tôi lại muốn gọi chị với một cái tên khác: "Nhà báo quốc dân" với những chương trình nhân văn, có sức lan tỏa tác động đến cộng đồng.
- Người ta gọi thế cho vui thôi kiểu nói ngược như "Bao giờ trạch đẻ ngọn đa".
Nên có thơ là: "Đàn bà quyền lực là gì? Có bằng đàn cá bơi đi bơi về/Đàn ông quyền lực là chi? Về nhà ăn tối có gì bảo nhau".
Vì sao Ban Sản xuất chương trình Giải trí lại làm nhiều chương trình có nội dung mang dấu ấn lịch sử - thời cuộc như "Đất nước trọn niềm vui", "Tiếng vọng tình yêu", "Nghĩa tình quân dân", "Quân khu số 1"…?
- Những chương trình giải trí trên truyền hình đại chúng, ở mức độ cao hay thấp đều phải mang dáng dấp của văn hóa tư tưởng. Bởi vì chương trình truyền hình tác động vào nhận thức của người xem đại chúng, và chương trình nào được làm ra nhằm thu hút sự chú ý của số đông cũng sẽ bao hàm một ý đồ và mang một ý nghĩa nào đó gửi gắm tới số đông.
Chính vì vậy cần có những chương trình mang tính định hướng về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lịch sử… dưới nhiều hình thức trong đó có hình thức giải trí trên sóng truyền hình Quốc gia. Liều lượng và cách thức như thế nào để đảm bảo sự thu hút khán giả chính là câu hỏi đối với những người làm báo.
Một lý do nữa là sự thôi thúc để làm các chương trình có dấu ấn lịch sử và tình yêu Tổ quốc chính là điều ẩn sâu trong mỗi người Việt Nam chúng ta. Điều đó cũng tự nhiên như nghĩa vụ của mỗi người con và cũng là vinh dự của mỗi công dân được nói lên những điều có ý nghĩa với dân tộc chúng ta, về quá khứ và cũng là về tương lai của đất nước mình.
Sự cần thiết có nhiều chương trình mang tính định hướng là rõ. Nhưng làm thế nào để nó thu hút công chúng, và đáp ứng nhu cầu giải trí sau ngày lao động mệt mỏi?
- Thông tin mang tính văn hóa, tư tưởng đều có khả năng thu hút sự chú ý của khán giả vì sự quan trọng và thiết yếu của nó, nếu như được trình bày một cách dễ hiểu, khơi gợi sự tò mò, thích thú của người xem.
Giải trí không chỉ là nghỉ ngơi, giảm bớt căng thẳng mà còn để có trạng thái tâm lý tốt, cân bằng tâm hồn, tạo sự phấn khích lạc quan. Chương trình giải trí hỗ trợ cho việc phát triển trí tuệ, hoạt động tư duy cũng rất phù hợp với tâm lý tiếp nhận truyền thông của đông đảo khán giả xem truyền hình sau những giờ lao động.
Ví dụ như xem "Vua Tiếng Việt" để thử phản ứng nhanh với ngôn ngữ, hoặc "Làng vui" để đoán ra những sản vật và nét đẹp văn hóa khắp các miền quê, thi tài với các em nhỏ trong "Trạng nguyên nhí" hoặc hồi hộp theo dõi ai thắng ai trong cuộc thi tài của công nhân trong "Giờ thứ 9+"…
Hay về "Quân khu số 1", đây là chương trình tôi tham gia bình luận. Nghệ thuật quân sự Việt Nam là một niềm tự hào, một tài sản quý giá được xây dựng trong quá trình giành độc lập tự do của dân tộc, thể hiện trí tuệ và bản lĩnh của những thế hệ người Việt Nam yêu nước, được phát huy rực rỡ trong thời đại Hồ Chí Minh. Ngày hôm nay trong thời bình chúng ta làm thế nào để gìn giữ và phát huy những di sản tinh thần đó? Thao trường với các tình huống huấn luyện sẵn sàng chiến đấu chính là nơi hàng ngày các chiến sĩ của chúng ta tự rèn luyện mình, từ kĩ năng đến phẩm chất tinh thần để trở thành những con người mạnh mẽ.
Với những chương trình mang tính thông điệp và có giá trị văn hóa, lịch sử, chính luận thì cái khó chính là nghệ thuật trình bày chi tiết và câu chuyện, bằng những ngôn ngữ và chất liệu đa dạng để thu hút người xem. Đó là công thức mà các chương trình sự kiện lịch sử của Ban Sản xuất chương trình Giải trí đã áp dụng.
Hóa ra những chương trình ý nghĩa đó lại là… chương trình giải trí?
- Giải trí có nhiều kiểu. Tôi tin rằng báo chí có tính định hướng nhân văn mới có khả năng tránh khỏi áp lực của nội dung giải trí không thích hợp với nhu cầu của xã hội, loại bỏ những yếu tố không nâng cao những giá trị tinh thần tốt đẹp của con người.
Chúng ta cần nhiều hơn những chương trình tạo ra những cảm xúc tốt đẹp, tâm trạng lạc quan, khơi gợi hành động tích cực trong xã hội, nội dung gắn với định hướng văn hóa và tư tưởng, đồng bộ với nguyên tắc tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí của chúng ta.
Có chương trình nào chị dồn rất nhiều tâm sức nhưng lại không được như kỳ vọng?
- Liều lượng luôn là thách thức lớn khi bạn quá đam mê điều gì đó. Ví dụ với chương trình sự kiện trực tiếp thì tôi thường bị "lố giờ" và bị chê dài.
(责任编辑:Thể thao)