发布时间:2025-01-23 03:18:25 来源:Betway 作者:Cúp C1
Huy động vốn,ờmắtvớilãikhủngnhàđầutưViệtbịhútmáubởitiềnảođacấlịch bóng da hom nay trả thưởng đa cấp kiểu Winbanks
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) mới đây đã cảnh báo về một nhóm các đối tượng có dấu hiệu tổ chức kinh doanh đa cấp trái phép trên không gian mạng. Hoạt động này được thực hiện thông qua website winsbank.io.
WinsBank là sản phẩm của Công ty World Blockchain Holdings Limited. Công ty này hoạt động đầu tư vào nhiều lĩnh vực như casino, cá độ, sổ số, cho vay thế chấp tài sản số, tiền ảo WinCoin (Win) và phát hành cổ phiếu số Eshare (ESR).
Giao diện website của Winsbank. |
Để thu hút nhà đầu tư, Winsbank đưa ra rất nhiều lời “hứa hẹn” về tương lai của đồng tiền ảo Win và giá cổ phiếu ESR, kèm theo đó là các lợi ích kinh tế để đánh lừa người dân đầu tư tiền vào hệ thống với lãi suất cố định từ 2% đến 12%/năm.
Winsbank quảng cáo ngoài việc nhận lãi suất tĩnh khi đầu tư Wincoin hoặc lợi nhuận từ việc tăng giá của cổ phiếu ESR, nhà đầu tư còn có thể nhận thêm lợi nhuận khi tham gia giới thiệu thành viên mới đầu tư vào hệ thống theo mô hình kinh doanh đa cấp.
Hệ thống Winsbank là do một nhóm đối tượng tại Việt Nam tổ chức hoạt động, không có đăng ký kinh doanh và không có trụ sở tại Việt Nam.
Dự án này liên tục lôi kéo các nhà đầu tư nhẹ dạ bằng những lời chào mời hấp dẫn. |
Bản chất Winbank không có hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị sử dụng, chủ yếu là hoạt động theo mô hình đa cấp, lấy tiền của người tham gia sau để trả lãi suất và hoa hồng cho người tham gia trước. Khi huy động được số tiền đủ lớn, các đối tượng sẽ ngừng chi trả lãi cho người tham gia, đồng thời đánh sập hệ thống và bỏ trốn cùng số tiền đã huy động được.
Do vậy, Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác để tránh bị đối tượng xấu lợi dụng, mất tiền khi tham gia đầu tư hệ thống Winsbank. Hệ thống này có dấu hiệu sử dụng tiền ảo làm phương tiện huy động vốn, kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, thanh toán bất hợp pháp.
Gói tài chính ERG: Chiêu lừa mới của mô hình Ponzi
Hồi cuối năm ngoái, Bộ Công an cũng từng lên tiếng cảnh báo rủi ro khi người dân đầu tư tiền vào Công ty Tài chính công nghệ ERG.
Công ty Tài chính công nghệ ERG (Egle Rock Global) là công ty tự xưng thuộc Tập đoàn ERG Group INC, một kênh đầu tư tài chính đến từ châu Âu với các lĩnh vực kinh doanh gồm Trading (thương mại), Mining (khai thác tiền ảo), Game (trò chơi trực tuyến), Paid to Click (trả tiền cho lượt nhấp chuột), Ecommerce (thương mại điện tử).
Các gói đầu tư trong hệ thống của ERG. |
Qua công tác kiểm tra, Bộ Công an cho biết công ty có địa chỉ tại quần đảo Virgin này không được cơ quan nào của Anh cấp phép. Các trang web hoạt động kinh doanh của Tập đoàn ERG không đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
ERG yêu cầu nhà đầu tư cài đặt ứng dụng do mình cung cấp để tham gia vào các gói huy động tài chính. Các gói đầu tư này sẽ có giá trị từ 100 USD đến 1 triệu USD.
Lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được sẽ phụ thuộc vào thời gian đầu tư giống như hình thức gửi ngân hàng với lãi suất từ 6-15%/tháng. Mỗi một gói đầu tư đều có gói hoa hồng giới thiệu giống mô hình đa cấp.
Bộ Công an mới đây đã lên tiếng cảnh báo hoạt động của ERG tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. |
Nhà đầu tư chỉ được ERG trả lãi bằng tiền “USD ảo” có trong ứng dụng ERG được cài đặt trong điện thoại. Nếu muốn rút tiền chỉ có cách bán “USD ảo” này cho nhà đầu tư khác trong hệ thống ERG, không bán được ra ngoài hệ thống.
Theo Bộ Công an, hình thức hoạt động của ERG thực chất là mô hình Ponzi (vay của người sau trả cho người trước). Mô hình này sẽ sụp đổ khi số tiền của nhà đầu tư mới không đủ trả lãi cho các nhà đầu tư trước.
Những nhà đầu tư thiếu hiểu biết về công nghệ thậm chí không trực tiếp tham gia mà chỉ đầu tư qua hình thức môi giới. Họ sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi tham gia đầu tư vào gói huy động của ERG do không biết, không xác thực được tên công ty, trụ sở công ty này ở đâu.
Vụ lừa đảo 15.000 tỷ của iFan, PinCoin
Cuối tháng 5/2018, dư luận trong nước từng dậy sóng với vụ việc nhà đầu tư tố đường dây “tiền ảo” của Công ty CP Modern Tech lừa chiếm đoạt 15.000 tỉ đồng.
Theo đó, công ty này đã phát hành đồng tiền số iFan và kêu gọi các nhà đầu tư tham gia với lời hứa hẹn mức lợi nhuận hấp dẫn. Chương trình trả lãi của iFan được phát triển theo hình thức đa cấp. Do vậy, bất chấp rủi ro, nhiều nhà đầu tư đã kêu gọi bạn bè, người thân của mình tham gia mua iFan để nhận được hoa hồng.
Dự án iFan - "tiền ảo" cho ngành giải trí thực chất chỉ là vỏ bọc của một đường dây lừa đảo. |
Đến tháng 1/2018, chỉ 4 tháng sau khi mở bán những đồng tiền số đầu tiên, nhóm phát triển dự án iFan đã tuyên bố dừng hoạt động. Tiền của nhà đầu tư được trả về dưới dạng iFan, tuy vậy số tiền ảo này giờ đây vô giá trị bởi mất khả năng thanh khoản.
Tuy thông tin các nhà đầu tư bị lừa 15.000 tỷ đồng là không chính xác, cơ quan chức năng đã nhận được tổng cộng 145 đơn thư tố cáo với tống số tiền thiệt hại lên đến 90 tỷ đồng.
Theo cơ quan điều tra, vụ việc này có dấu hiệu lừa đảo qua hình thức huy động vốn đa cấp, lấy tiền người mua tiền ảo sau trả cho người mua trước. Sau khi huy động được lượng tiền lớn, nhóm phát triển đã giải thể công ty để chiếm đoạt.
Một lượng lớn nhà đầu tư đã mất tiền vào iFan. Tuy vậy, con số 15.000 tỷ đồng trên băng rôn chỉ là một chiêu thu hút sự chú ý của những người bị mất tiền bởi "tiền ảo" đa cấp. |
Điểm chung của cả 3 vụ việc nói trên là các nhà đầu tư thường bị làm mờ mắt bởi những lời hứa hẹn về lãi suất lớn. Do vậy, không ít người đã đổ tiền vào các hệ thống này dù nhìn thấy những rủi ro.
Hiện Việt Nam chưa công nhận bất cứ loại hình tiền điện tử và tiền mã hóa nào. Do vậy, người dân cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định tham gia đầu tư vào lĩnh vực “tiền ảo" để tránh việc bị kẻ gian lợi dụng nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trọng Đạt
相关文章
随便看看