- Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư sửa đổi,éttuyểnĐHCĐnămsẽcónhiềuđiểmmớkèo 2.5/3 là gì bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH chính quy; CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/1/2017.
Thu hẹp chênh lệch điểm ưu tiên khu vực, không còn làm tròn tổng điểm thi về các mức 0,25, trong đề án tuyển sinh các trường phải cung cấp cả tỷ lệ sinh viên có việc làm,... là những điểm mới trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH; CĐ năm 2018 mà Bộ GD-ĐT vừa công bố.
Ảnh minh họa. |
Thu hẹp chênh lệch điểm cộng ưu tiên theo khu vực
Thay đổi đáng chú ý nhất về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh.
Cụ thể, tại khoản 5 Điều 7 về khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực thì mức chênh lệch giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm (thay vì chênh lệch như hiện nay là 0,5 điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) không nhân hệ số theo thang điểm 10.
Như vậy mức điểm ưu tiên khu vực sẽ giảm đi một nửa ở mỗi đối tượng khu vực ưu tiên.
Gạch đầu dòng thứ 4, Điểm b, Khoản 4 Điều 7 về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh cũng được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hiện hành của Thủ tướng Chính phủ nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên”.
Tổng điểm thi không còn làm tròn về các mức 0,25
Điều 13 thay vì “Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và được làm tròn đến 0,25; cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực” như trước nay, thì dự thảo này quy định Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Như vậy, tổng điểm các bài/môn thi sẽ không làm tròn về các mức 0,25 mà “gần như được giữ nguyên” với việc chỉ làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ do mỗi trường đã thông báo, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.
Điểm đ, khoản 1 Điều 13 ngoài thông tin các trường có thể thực hiện nhiều đợt tuyển sinh trong năm, dự thảo bổ sung “đề án tuyển sinh của các đợt phải được công bố trên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT trước khi thí sinh đăng kí xét tuyển ít nhất 15 ngày.
Trước các ngày cuối cùng của tháng chẵn, các trường phải cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và danh sách thí sinh nhập học của các đợt tuyển sinh lên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ”.
Điểm đ, Khoản 3 điều này cũng được sửa đổi thành như sau: “Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường xác định theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT.”
Các trường phải cung cấp tỷ lệ sinh viên có việc làm trong đề án tuyển sinh
Theo dự thảo này, tại Điều 3 về các yêu cầu với Đề án tuyển sinh trường phải đảm bảo, các trường không chỉ phải cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, mà còn phải cung cấp thêm tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất trước một năm so với năm tuyển sinh theo khối ngành cùng một số thông tin quan trọng khác trong Phụ lục kèm theo quy chế. Những trường không công khai đầy đủ các thông tin theo quy định thì này không được thông báo tuyển sinh.
Bộ GD-ĐT sẽ kiểm tra việc kê khai thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường.
Ngoài ra, trong trường hợp thay đổi nội dung đề án, trường phải công bố trước ít nhất 10 ngày tính đến ngày đầu tiên thí sinh điều chỉnh nguyện vọng và có trách nhiệm thông báo tới thí sinh có liên quan đến việc thay đổi nội dung đề án của trường.
Trường hợp bị phát hiện kê khai thông tin không đúng với điều kiện thực tế thì bị xử lý vi phạm theo quy định.
Ảnh minh họa. |
Ở Điều 12, thay vì việc Bộ GD-ĐT quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào như trước đây, dự thảo quy định đối với ngành đào tạo thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ ĐH, CĐ, trung cấp, căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các bài thi/môn thi văn hóa sử dụng để xét tuyển.
Đối với các ngành khác, các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.
Năm 2018, sẽ không có mức điểm sàn vào ĐH như Bộ GD-ĐT từng công bố năm 2017. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đầu vào và đảm bảo chất lượng giáo dục, Bộ sẽ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) riêng đối với các trường ĐH, CĐ sư phạm và các ngành đào tạo giáo viên.
Theo dự thảo, Điều 17, khoản 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên như sau: Đối với trình độ ĐH xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên. Đối với trình độ CĐ, trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên.”
Trên đây là những điểm thay đổi đáng chú ý của dự thảo mà Bộ GD-ĐT vừa công bố. Dự thảo sẽ được xin ý kiến dư luận đến hết ngày 28/2/2018.
Thanh Hùng