Chị gái tôi sắp đến tuổi nghỉ hưu,ưađóngđủnămcóthểđóngtiếpđểhưởnglươnghưuđượckhôkèo nhà cái tỷ lệ nhưng vì lý do hoàn cảnh kinh tế gia đình, chị tôi làm công việc khác nên đã chốt sổ bảo hiểm từ 10 năm trước. Lúc đó chị tôi mới chỉ đóng bảo hiểm xã hội được 18 năm 2 tháng. Đến nay, chị tôi đã 55 tuổi, chị tôi có được đóng tiếp thêm 1 năm 10 tháng nữa để hưởng chế độ bảo hiểm được hay không? Nếu không được thì chị tôi được hưởng chế độ gì? Cám ơn luật sư.
Chào bạn, chúng tôi sẽ đưa ra cơ sở pháp lý để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề bạn đang thắc mắc.
Chị của bạn có thể đăng ký tham gia đóng BHXH tự nguyện thêm 1 năm 10 tháng nữa để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật. Chị của bạn cũng có thể làm thủ tục rút BHXH 1 lần. Chị của bạn liên hệ tới BHXH quận, huyện nơi cư trú để nộp hồ sơ.
Ảnh minh họa. |
Căn cứ theo Điều 70 Bộ luật lao động 2012 quy định về điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện như sau:
Điều 70. Điều kiện hưởng lương hưu
Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm.
Như vậy, người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ hai điều kiện:
Thứ nhất, về độ tuổi: Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
Thứ hai, về thời gian đóng BHXH: Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc) trở lên.
Căn cứ Điều 57 Luật BHXH về bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc: Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, chị của bạn là người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đến tuổi nghỉ hưu mà mới đóng BHXH được 18 năm hai tháng, chưa đủ số năm để hưởng chế độ hưu trí của BHXH bắt buộc thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc.
Sau khi bảo lưu, chị của bạn có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu của BHXH tự nguyện.
Về cách tính thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí, khoản 4 Điều 4 Nghị định 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định:
Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
Hoa khôi Khánh My lộng lẫy với áo dài cưới
GR5 Mini: Chiếc điện thoại lý tưởng với 4 triệu đồng
Microsoft mất 1 phút để bán hết vé tham dự hội nghị Build 2016
Ác mộng Galaxy Note 7 gây ra cho Samsung ngày một tồi tệ hơn
Ớt chuông nhồi thịt cả nhà đều mê
Huế liên tục tập huấn an toàn thông tin cho từng lớp đối tượng cán bộ
VNPT trình diễn sản phẩm công nghiệp tại Iran
[LMHT] Cập nhật tin tức ngày 21/01
Hacker Trung Quốc tấn công cả FBI
Bình cứu hỏa cho ô tô: Cháy hàng là do ý thức?
Sách ngôn tình: Không tìm đọc ngôn tình, người trẻ tìm gì để giải trí?
Nút chỉnh âm lượng của LG G5 sẽ không còn ở mặt sau