Vào phòng sinh cùng vợ,ảinghiệmtuyệtvờicủamộtôngbốdòmvợđẻkq ngoại hạng anh tối qua ngắm giây phút con yêu chào đời, tự tay cắt dây rốn cho con với tôi thật tuyệt vời.
Vợ chồng tôi đã có thời gian sinh sống và làm việc ở bên Nga nên có khá nhiều bạn bè quốc tế. Bạn bè của chúng tôi cũng hầu hết đã đến tuổi lên chức bố mẹ. Chứng kiến nhiều cặp đôi đưa nhau đi đẻ ở bên này thích lắm. Lúc nào vợ đẻ cũng có chồng bên cạnh, được tự tay cắt dây rốn cho con khiến tôi cũng ao ước một ngày được làm cái việc thiêng liêng ấy khi đón con chào đời. 1 năm sau khi về nước, vợ tôi có bầu. Đó là niềm hạnh phúc mà không có từ ngữ nào diễn tả hết sau 5 năm kế hoạch. Ngay từ tháng thứ 3 thai kỳ chúng tôi đã đăng ký khám thai trọn gói tại một bệnh viện quốc tế ở Hà Nội. Thật may là trong gói khám thai này cho phép người thân cùng có mặt khi sản phụ lên bàn đẻ và chẳng ngần ngại tôi đã quyết định sẽ một lần tận mắt xem vợ đẻ, ngắm con yêu chào đời cho bõ ao ước từ lâu.
Mô tả |
Tuy nhiên, vì đã xác định sẽ vào phòng sinh cùng vợ nên tôi phải chuẩn bị hành trang chu đáo ngay từ những ngày vợ mới mang thai. Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười khi chồng vào phòng đẻ cùng vợ, tôi cũng đã bị rất nhiều người thân, bạn bè “bàn lùi” không nên xem vợ đẻ vì sợ ảnh hưởng đến nàng và cũng ảnh hưởng tâm lý chính mình. Nhưng tôi vẫn giữ vững quan điểm của mình và thú thật tôi đã có những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời khi tận mắt ngắm con yêu chào đời. Các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm đi đẻ cùng vợ của tôi để sẵn sàng 'vượt cạn' cùng vợ nhé!
Trước khi mang thai…
Khâu chuẩn bị thời gian này là vô cùng quan trọng các 'đấng mày râu' nhé để chúng ta có những hiểu biết nhất định về thai kỳ cũng như việc sinh nở. Từ ngày vợ mang bầu, dù rất bận rộn nhưng tôi luôn cố gắng dành thời gian để đưa nàng đi khám thai. Mỗi lần nghe thấy nhịp tim con là tim tôi cũng đập rộn ràng. Rồi từ tuần 12 thai kỳ, được tận mắt nhìn thấy những bộ phận bé xíu trên cơ thể con tôi bỗng “nghiện” con. Cứ 2-3 tuần một lần hai vợ chồng lại đi khám thai, siêu âm để được ngắm con yêu. Phải công nhận qua mỗi tuần thai lại thấy mình thêm gắn kết với con nhiều hơn
Cũng kể từ ngày vợ mang bầu, tôi dành thời gian để ở nhà, ở bên vợ con nhiều hơn. Những thú vui riêng như chơi game cùng đồng nghiệp sau giờ làm hay đi xem bóng đá cũng giảm dần, thay vào đó là giây phút thư giãn nghe nhịp tim con, ngắm con chuyển động trong bụng vợ. Vợ tôi cũng rất khéo gắn kết sợi dây tình cảm vô hình giữa cha – con tôi. Cứ mỗi lần con đang 'quậy' trong bụng là cô ấy nắm vội tay tôi để đặt lên bụng bất kể lúc nào, có khi cả đêm khuya để tôi có thể cảm nhận được sức sống đang lớn từng ngày của con. Nàng cũng thường xuyên mua sách báo về thai kỳ, khuyên tôi đọc nhiều để hiểu hơn về sự phát triển của con, tâm lý mẹ bầu và cách chăm trẻ sơ sinh. Sau 9 tháng vợ mang bầu tôi cũng có kho kiến thức kha khá về vấn đề này đấy. Tôi còn đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc bé sau sinh vì vậy mà tôi cũng mong con chào đời chẳng kém vợ đâu.
ảnh minh họa |
Còn một việc nữa cũng vô cùng quan trọng trong giai đoạn vợ mang bầu là tham gia lớp học tiền sản. Mỗi giai đoạn thai kỳ, vợ chồng tôi tham gia một buổi học khoảng 1-2 ngày. Những lớp học này hữu ích lắm nhé. Tại đây các chuyên gia sẽ hướng dẫn tỉ mẩn cho bà bầu cách ăn uống trong thai kỳ, tập thể thao thế nào, tăng cân thế nào cho chuẩn. Với riêng tôi, vì có nhu cầu vào phòng đẻ cùng vợ nên được tham gia một lớp tiền sản riêng để được hướng dẫn chi tiết cách hỗ trợ vợ khi đau đẻ, cách động viên vợ, cách phối hợp với bác sĩ và cách chăm sóc trẻ sau sinh. Vợ tôi cũng được hướng dẫn cách rặn thở khi đẻ vì vậy mà cô ấy rất tự tin khi đi sinh nở. Hiện nay, ở các bệnh viện sản lớn đều tổ chức lớp học tiền sản miễn phí, vì vậy tôi khuyên chân thành các cặp đôi nên bớt chút thời gian để tham gia.
Trong quá trình vợ “vượt cạn”…
Khoảnh khắc xem vợ đẻ, đón con chào đời là kỷ niệm không bao giờ tôi quên. Tôi nhớ như in sáng hôm đó tôi đang ở cơ quan thì nghe điện vợ báo bị đau bụng. Vì cơ quan cách nhà chỉ hơn 1km nên không đầy 15 phút sau tôi có mặt tại nhà. Vì là lần đầu sinh nở nên vợ chồng tôi lóng ngóng lắm. Cũng may chúng tôi ở cùng bố mẹ nên bớt lo lắng. Mẹ tôi bảo cứ khoan thai đợi cơn đau dày hơn rồi hãy vào viện vì đôi khi đó chỉ là những cơn đau giả. Vậy là vợ tôi có thời gian để tắm rửa, gội đầu sạch sẽ. Đầu giờ chiều, hai vợ chồng và mẹ tôi có mặt tại bệnh viện. Lúc này cổ tử cung của vợ đã mở được 3cm, những cơn đau đẻ bắt đầu dày hơn. Vì đăng ký dịch vụ trọn gói nên chúng tôi được ở 1 phòng riêng. Suốt buổi chiều hôm đó, nhìn vợ vật vã trong cơn đau đẻ, tôi thấy sốt ruột lắm. Đến 8 giờ tối, cổ tử cung mở được 8 phân, vợ được đưa lên bàn đẻ. Cùng lúc đó tôi cũng được phát bộ quần áo vô trùng để vào sẵn sàng có mặt bên vợ.
Trước khi bước vào phòng đẻ, mẹ tôi còn dặn đi dặn lại là phải thật sự bình tĩnh, không để ảnh hưởng đến vợ và các bác sĩ. Cái này tôi cũng đã được học rồi nhưng không biết khi nhìn vợ đau đẻ có giữ được bình tĩnh không nữa. Tôi được bác sĩ yêu cầu ngồi trên một chiếc ghế nhỏ ngay cạnh vợ và nói chuyện với nàng. Dường như những cơn co thắt cứ bắt nàng phải rặn nhưng bác sĩ chưa cho phép rặn vì cổ tử cung chưa mở hoàn toàn. Lúc này những cơn đau đẻ dồn dập kéo đến khiến vợ tôi cứ hét toáng lên. Nhiệm vụ của tôi lúc này là phải khéo léo khuyên bảo và kể chuyện cười để nàng quên đi cơn đau. Mà việc này phải rất khéo léo các anh chồng nhé, nếu không sẽ bị nàng mắng luôn đấy.
Khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn, bác sĩ hô bắt đầu rặn, bạn hãy nắm chặt tay vợ và rặn cùng nàng. Khi yêu cầu rặn kết thúc, hãy nhắc nhở nàng hít thở đều (nhớ phải thở ra bằng miệng và hít vào bằng mũi) để có sức cho cơn rặn đẻ tiếp theo. Cũng may mắn là vợ tôi sinh không khó lắm. Từ lúc vào phòng sinh cùng vợ đến khi con “oe oe” chào đời khoảng hơn 1 giờ. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để nhắc nhở vợ những việc cần làm, như thế sẽ giúp nàng tập trung vào rặn đẻ và ca sinh nở diễn ra nhẹ nhàng hơn.
Giây phút được ngắm con chào đời mới tuyệt vời làm sao. Ban đầu là chiếc đầu lộ ra rồi rất nhanh chóng cả vai và thân ra theo. Khi cầm kéo tự tay cắt dây rốn chon con tôi còn run run vì xúc động. Khoảnh khắc này tôi sẽ nhớ mãi…
Kinh nghiệm đúc rút ra từ bản thân của tôi là khi vào phòng sinh cùng vợ hãy tập trung làm trọn bổn phận của mình. Chúng ta có mặt trong quá trình vợ lâm bồn chủ yếu là để động viên tinh thần nàng, vì vậy bạn hãy cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bằng những câu chuyện cười, nhũng lời nói yêu thương và những hành động tình cảm để nàng quên đi cơn đau. Ngoài ra, khi bác sĩ yêu cầu hộ trợ ekip giúp nàng rặn đẻ hoặc làm việc gì đó thì phải tuyệt đối thực hiện đúng theo hướng dẫn.
Theo tôi, việc có mặt trong phòng sinh nở là trải nghiệm rất tuyệt vời. Chỉ cần bạn có chút kiến thức về thai kỳ, giữ bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của bác sĩ thì bạn sẽ là nguồn động lực tuyệt vời cho nàng trong giờ phút vượt cạn đầy gian nan. Không chỉ có thế, món quà tuyệt vời dành cho bạn là được tận mắt chứng kiến con yêu chào đời từ trong lòng mẹ - còn gì hạnh phúc hơn phải không nào?
Chia sẻ của anh Vũ Quốc Anh (Hà Nội)
Theo Khampha
(责任编辑:Cúp C2)
Cô dâu gửi 6.000 email mời đám cưới, hành động sau đó càng gây bức xúc
Trồng ‘cây giữ tiền có ý nghĩa phong thủy giữ tiền bạc, của cải như tên gọi?
Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam tư vấn chữa cao huyết áp kết hợp Đông Tây y
Người thứ 2 khỏi ung thư phổi giai đoạn cuối
MC Thụy Vân lên sóng VTV sau tin đồn nghỉ việc
Đà Lạt dẫn đầu danh sách điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á
Mẹo ‘giảm nửa, nhân đôi’ hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Haaland lập kỷ lục điên rồ ở Ngoại hạng Anh, Pep chỉ ra khác biệt
Suốt 30 năm chỉ được mẹ gắp cho miếng cánh vịt, cô gái khơi mào tranh cãi
Những khoảnh khắc ‘đốn tim’ từ Cầu Hôn, Phú Quốc
Kết quả Real Madrid vs Barca: 3 điểm nghẹt thở sau trận thủy chiến
Quảng Nam thu hồi 1,57 tỷ đồng do sai phạm trong quy hoạch