Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới_sông lam nghệ an – tp.hcm

时间:2025-01-26 14:49:58 来源:Betway

Dưới sự lãnh đạo yếu kém của Chính phủ lâm thời tư sản,áchmạngThángMườiNgavàsựrađờicủanhànướccôngnôngđầutiêntrênthếgiớsông lam nghệ an – tp.hcm từ mùa Thu năm 1917, nước Nga lâm vào khủng hoảng kinh tế-chính trị nặng nề: Sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm 1916; hệ thống giao thông vận tải bị tê liệt; nạn đói xảy ra ở nhiều nơi; mâu thuẫn sắc tộc, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra sôi nổi…

Trung tuần tháng 9-2017, V.I.Lenin nhận định: “Hiện nay, tình thế đã thay đổi khác hẳn. Chúng ta đã giành đươc đa số trong giai cấp; đứng làm đội tiên phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lôi cuốn quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số trong nhân dân. Thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta”.

Chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền

Theo nghị quyết của Trung ương Đảng Bonsevich, ngày 7-10-1917, V.I.Lenin từ Phần Lan đã bí mật trở về Petrograd để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.

Lãnh tụ V.I.Lenin thuyết trình trước đông đảo nhân dân thành phố Petrograd. Ảnh: Sputnik.ru

Trong hai cuộc họp vào ngày 10 và 16-10, Trung ương Đảng Bonsevich đã thông qua nghị quyết khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị đã bác bỏ những ý kiến của Dinoviev và Camennhev về khả năng cách mạng sẽ phát triển hòa bình và quan điểm của Trotsky là khởi nghĩa cần lùi lại để sau Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ Hai. Có thể hiểu rõ 2 đại biểu này là không tán thành nghị quyết về khởi nghĩa vũ trang.

Ngày 12-10, Xô viết Petrograd cử ra Ủy ban Quân sự cách mạng để chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở thủ đô. Ngày 16-10, Trung ương Đảng Bonsevich thành lập Trung tâm Quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước.

Các tổ chức Đảng Bonsevich đã tích cực triển khai những công việc cần thiết trên các mặt chính trị - tư tưởng, tổ chức và kĩ thuật - quân sự để tiến tới khởi nghĩa vũ trang.

Ngày 10-10, trong bài trả lời phỏng vấn của tờ báo Đời sống mới, Dinoviev và Camennhev đã nêu rõ việc họ không tán thành nghị quyết khởi nghĩa vũ trang của Trung ương Đảng Bonsevich. Câu trả lời đó như một tiết lộ báo trước để Chính phủ lâm thời tư sản nhanh chóng thi hành những biện pháp khẩn cấp nhằm chống lại các lực lượng cách mạng. Từ mặt trận, 70 tiểu đoàn xung kích và một số trung đoàn độc lập được điều động về bảo vệ những trung tâm lớn như: Petrograd, Moscow, Kiev, Minsk...

Ngày 24-10, Chính phủ lâm thời tư sản bắt giam các Ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng; lục soát và đóng cửa các tờ báo của Đảng Bonsevich; ra lệnh chiếm điện Smonluy… Cùng ngày, Kerensky tuyên bố Chính phủ lâm thời tư sản sẽ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Petrograd.

Trước những biến cố bất ngờ, V.I.Lenin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay. Trong ngày 24-10, V.I.Lenin đã 3 lần gửi thư tới Trung ương Đảng Bonsevich với yêu cầu phải khởi nghĩa ngay trong đêm cùng ngày. Nửa đêm ngày 24-10, V.I.Lenin đến điện Smonluy để trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở thủ đô.

Cách mạng Tháng Mười và nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới

Trong đêm 24 và 25-10, các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân, binh lính cách mạng và thủy thủ Hạm đội Baltic (Ban-tích), (tất cả khoảng 200.000 người) đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô Petrograd; chiếm giữ các cầu qua sông Neva, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện, Ngân hàng quốc gia và các cơ quan quan trọng khác. Tới sáng 25-10, trừ Cung điện Mùa Đông và một vài nơi, lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở thủ đô.

Tối 25-10, chiến hạm "Rạng Đông" đã nổ súng báo hiệu cuộc tấn công vào "thành trì" cuối cùng của chủ nghĩa tư bản tại Nga. Ảnh: photochronograph.ru

Đêm 25-10, quân khởi nghĩa tiến đánh Cung điện Mùa Đông. Các Bộ trưởng của Chính phủ lâm thời tư sản đã bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa ở thủ đô đã giành được toàn thắng.

Cũng vào đêm 25-10, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ Hai đã khai mạc. Đại hội thông qua lời kêu gọi ''Gửi công nhân, binh lính và nông dân'' do V.I.Lenin dự thảo. Đại hội ra quyết nghị các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính và nông dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự cách mạng thật sự.

Tối 26-10, trong buổi họp thứ hai Đại hội đã thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Xô viết – Sắc luật hòa bình và Sắc luật ruộng đất do Lenin dự thảo. Sắc luật hòa bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là ''một tội ác lớn nhất đối với nhân loại'' và đề nghị các nước tham chiến hãy nhanh chóng đàm phán để ký kết một hòa ước dân chủ và công bằng - không có thôn tính đất đai và bồi thường chiến tranh. Sắc luật ruộng đất tuyên bố thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc và của các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất. Đại hội đã cử ra Chính phủ Xô viết đầu tiên, được gọi là Hội đồng ủy viên nhân dân do lãnh tụ V.I.Lenin đứng đầu.

Tiếp theo thắng lợi ở Petrograd, Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở Moscow và khắp mọi miền đất nước. Do sự kháng cự điên cuồng của kẻ thù, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Moscow phải kéo dài từ 26-10 đến 3-11-1917. Tới cuối tháng 11-2017, Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở 28 tỉnh (trong tổng số 49 tỉnh) thuộc phần lãnh thổ châu Âu của nước Nga.

Đến cuối tháng 3-1918, Chính quyền Xô viết đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi toàn nước Nga rộng lớn. Và nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới đã được khai sinh.

Ý nghĩa lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng Mười

Cách mạng Tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nó đã xóa bỏ các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người ở nước Nga, đưa giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội; giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước.

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã dẫn tới sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới. Nó báo hiệu quá trình cải tạo thế giới theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã bắt đầu.

Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người, từ thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Cách mạng Tháng Mười Nga đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay “chính quốc”, đồng thời đánh vào hậu phương của nó là các nước thuộc địa của Sa hoàng, mở ra thời kỳ vùng dậy không gì ngăn cản được của các dân tộc bị áp bức, giành độc lập, tự do, làm lay chuyển hậu phương rộng lớn của chủ nghĩa đế quốc thế giới.

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một loạt nước, như: Ba Lan, Bun-ga-ri, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, An-ba-ni, Mông Cổ, Triều Tiên, Cu Ba và Việt Nam đã tạo nên những tiền đề thực tế cho sự ra đời của một hệ thống xã hội mà trước đó chưa từng tồn tại trong lịch sử và chỉ một thời gian ngắn sau khi ra đời - hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã đóng vai trò chi phối với nhiều quá trình quan trọng của thế giới hiện đại.

Cách mạng Tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vô cùng sâu rộng; không một cuộc cách mạng nào trong thời đại ngày nay lại không chịu ảnh hưởng sâu xa của Cách mạng Tháng Mười. Nó cho thấy: Trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh. 

Theo qdnd.vn

推荐内容