- Trong buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Trường ĐH Văn Hiến (TPHCM) vào ngày 13/4,ộtrưởngPhùngXuânNhạRấtkhótrảlờigiáodụcViệtNamđứngthứmấytrongkhuvựlich bong đá ngoai hang anh một giảng viên đã đặt câu hỏi, giáo dục Việt Nam đang đứng thứ mấy ở châu Á?
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, câu hỏi giáo dục Việt Nam đứng thứ mấy trong khu vực là một câu hỏi hay, nhưng rất khó trả lời vì cần phải có số liệu nghiên cứu cụ thể.
Theo ông Nhạ, hiện nay, Việt Nam có nhiều sinh viên xuất sắc được đào tạo trong các trường đại học của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng giáo dục đại học Việt Nam còn thấp, trong đó nhiều trường chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Cần lưu ý rằng, không có nền giáo dục tốt mà giá rẻ. So với các nước, về xếp hạng Việt Nam cần cố gắng rất nhiều vì chúng ta xếp hạng còn ở mức thấp...
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với lãnh đạo Trường ĐH Văn Hiến (Ảnh: D.A) |
"Sắp tới đây, giải pháp quan trọng là Bộ sẽ chỉ đạo đẩy mạnh tự chủ đại học, quan tâm tới giáo dục ngoài công lập, điều chỉnh lại chính sách, không phân biệt công tư", ông Nhạ nói.
Theo ông Nhạ, trong số 60 trường đại học ngoài công lập hiện nay, có nhiều trường đã trải qua thăng trầm, nhưng có trường đã có hướng đi mới, trong đó phát triển theo hướng đại học ứng dụng là đúng đắn.
Ông Nhạ cho rằng, vấn đề các trường đại học ngoài công lập đang gặp phải hiện nay là khâu tuyển sinh, vì vậy các trường cần xây dựng thương hiệu để được quan tâm.
Đối với Trường ĐH Văn Hiến, ông Nhạ lưu ý, trong ba trụ cột hiện nay của trường thì việc đào tạo đã rõ, việc kết nối doanh nghiệp đã bắt đầu hình thành, nhưng nghiên cứu khoa học còn "mờ".
Bộ trưởng hãy cho biết giáo dục Việt Nam đang xếp thứ mấy trong khu vực (Ảnh: D.A) |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng lưu ý với các trường ngoài công lập rằng giá trị cốt lõi hiện nay là chất lượng. Các trường đại học ngoài xây giảng đường khang trang phải đầu tư hài hoà, đại học không phải là nơi chỉ có phòng và máy chiếu mà là một môi trường sống thực sự, thầy cô đến học sinh, sinh viên có chỗ học, chỗ chơi.
Theo ông Nhạ, nhiều trường đại học ngoài công lập hiện nay còn có tình trạng đi thuê, đi mướn giảng đường, vì vậy yếu tố tài chính cũng rất quan trọng. Vì có tiền thì mới mời được người giỏi, còn nếu chỉ mong chờ vào học phí sinh viên, chi trước thu sau thì không bền vững.
Lê Huyền