Quan tâm thực thi bản quyền trên môi trường số để thúc đẩy công nghiệp văn hóa_kqbd c3
Môi trường số đưa đến nhiều thách thức cho việc bảo vệ bản quyền
Ngày 17/6,âmthựcthibảnquyềntrênmôitrườngsốđểthúcđẩycôngnghiệpvănhókqbd c3 hội nghị quốc tế về ‘Thực thi bản quyền trên môi trường số’ đã khai mạc tại Hà Nội. Diễn ra trong 5 ngày từ 17/6 đến 21/6, hội nghị do Bộ VHTT&DL Việt Nam (đại diện là Cục Bản quyền tác giả) phối hợp với Bộ VHTT&DL Hàn Quốc và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO tổ chức.
Phát biểu chào mừng hội nghị, ông ChoiYoungsam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam tin rằng hội nghị là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia đến từ 15 quốc gia châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh và Trung Đông cập nhật được những thông tin hữu ích; tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của các nước khác về thực thi bản quyền một cách có hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là dịp các đại biểu thảo luận những phương pháp khác nhau để tăng cường, củng cố hợp tác quốc tế nhằm đối phó với các tình huống, thách thức trong môi trường chuyển đổi số mạnh mẽ ngày nay.
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ An Phong, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số đã tạo ra những không gian mới rất to lớn, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng cho phát triển kinh tế lâu dài và bền vững.
Cách mạng 4.0 cũng tạo ra những môi trường để mọi người thỏa sức sáng tạo, trong đó có các sáng tạo về công nghệ số. “Không gian rộng mở hơn, nhưng cũng đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức. Trong đó, thực thi quyền tác giả trên không gian số là một vấn đề chúng ta phải quan tâm”, ông Hồ An Phong nhấn mạnh.
Thứ trưởng Hồ An Phong cũng cho hay, hiện nay việc phát triển công nghiệp văn hóa đang được Việt Nam rất quan tâm và được xác định sẽ là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
“Chúng tôi muốn thúc đẩy công nghiệp văn hóa để phát triển kinh tế. Việc thực thi bản quyền trên môi trường số là một trong những vấn đề cần quan tâm để thúc đẩy công nghiệp văn hóa trong thời gian tới”, đại diện Bộ VHTT&DL thông tin thêm.
Đồng quan điểm, ông Xavier Vermandele, cố vấn pháp lý cấp cao, Ban Tôn trọng sở hữu trí tuệ của WIPO, khẳng định: Thực thi bản quyền là một thành phần quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và phát triển kinh tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại kỹ thuật số, khi mà việc sao chép và phổ biến các tác phẩm sáng tạo diễn ra dễ dàng, đặt ra những thách thức đáng kể về bảo vệ bản quyền.
“Thực thi bản quyền hiệu quả không chỉ bảo vệ quyền của người sáng tạo mà còn thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho việc đầu tư vào hoạt động sáng tạo các ngành nghề. Nó mang lại sự chắc chắn về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, điều này rất cần thiết cho thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng trong mọi lĩnh vực. Hơn nữa, nó góp phần vào sự phát triển chung của một quốc gia bằng cách tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy các hoạt động kinh tế”, ông Xavier Vermandele nhấn mạnh.
Tuy nhiên, đại diện WIPO cũng chỉ ra rằng, việc thực thi bản quyền và rộng hơn là văn hóa tôn trọng bản quyền, nhất là trên môi trường số đang có nhiều thách thức. Bản chất toàn cầu của Internet cùng sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số khiến cho thực thi bản quyền khó khăn hơn, dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan, làm suy giảm giá trị của các tác phẩm sáng tạo và cản trở sự đổi mới.
Tăng năng lực cơ quan thực thi bản quyền, mở rộng hợp tác quốc tế
Theo Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ VHTT&DL, trong lĩnh vực bản quyền, các hiệp ước của WIPO như Hiệp ước về quyền tác giả, Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm, Hiệp ước Bắc Kinh về bảo hộ cuộc biểu diễn nghe nhìn… đã hình thành hệ thống các công cụ pháp lý quan trọng để giải quyết những vấn đề về bản quyền trên môi trường số.
Những năm qua, cùng với việc từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý về bản quyền, chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bản quyền, Việt Nam đã chủ động tích cực tham gia các điều ước quốc tế đa phương, song phương về quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt là các điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan do WIPO quản lý.
Đến nay, Việt Nam đã tham gia 7 điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan như: Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ; Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền hình qua vệ tinh; Công ước Rome về bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng; Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT); Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WPPT)...
Tuy vậy, theo Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ An Phong, để tận dụng hiệu quả những cơ hội có được từ việc gia nhập các điều ước quốc tế về bản quyền cũng như đáp ứng nhu cầu nội tại trong nước thì Việt Nam phải từng bước nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý, thực thi bản quyền, nhất là trên môi trường số.
Ở góc độ của WIPO, ông Xavier Vermandele cho rằng, bên cạnh nâng cao năng lực của cơ quan quản lý và thực thi bản quyền, việc tăng cường hợp tác ở cấp độ quốc gia và quốc tế, giữa các cơ quan thực thi pháp luật với các bên liên quan khác, bao gồm cả khu vực tư nhân như các bên trung gian, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề, thách thức về thực thi bản quyền, nhất là thực thi bản quyền trên môi trường số.
Với 34 chủ đề cùng 50 tham luận đến từ các chuyên gia quốc tế và Việt Nam trong lĩnh vực bản quyền, hội nghị quốc tế về ‘Thực thi bản quyền trên môi trường số’ tập trung thảo luận nhiều vấn đề: Giá trị của bản quyền và sự đóng góp của các ngành công nghiệp sáng tạo cho nền kinh tế; Các phương thức vi phạm bản quyền trực tuyến phổ biến; Những mối đe dọa liên quan đến việc sử dụng nội dung vi phạm bản quyền; Phương thức giải quyết vi phạm bản quyền trực tuyến... |