Triển lãm trực tuyến 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp_lịch thi đấu cúp c3 tottenham

{keywords}
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại. 

Triển lãm ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn với vị tướng huyền thoại. Sự kiện này cũng mong muốn làm nổi bật dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà D67,ểnlãmtrựctuyếnĐạitướngVõNguyênGiálịch thi đấu cúp c3 tottenham di tích cách mạng gắn với hoạt động của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khởi đầu từ năm 1944, với sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Từ 34 chiến sĩ đầu tiên “từ nhân dân mà ra”, đội quân đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Lãnh tụ Hồ Chí Minh và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã trải qua những năm tháng “chiến đấu trong vòng vây” của kẻ thù; trưởng thành vượt bậc qua từng trận đánh, từng chiến dịch; và đánh bại thực dân Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

{keywords}
Ngày 7/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Quân ủy Trung ương ra bức mật điện số 1574, lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, cùng sự lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, tại Tổng Hành dinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục chỉ đạo các Tư lệnh của các mặt trận và toàn quân, từng bước đánh bại âm mưu về chính trị, quân sự của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa; góp phần tiến hành thắng lợi công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự người Anh, Peter Macdonald viết: “Từ năm 1944 - 1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm Tổng Tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có”.

Tuy nhiên, trong tâm niệm của vị Tổng Tư lệnh thì: “Quân đội Nhân dân Việt Nam ở cả miền Bắc và miền Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng... Vị tướng có công lao đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả, chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”.

Triển lãm trực tuyến nhằm tri ân những đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc; góp phần khắc họa lại chân dung một chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cả cuộc đời ông lấy câu nói “Dĩ công vi thượng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động. Ông khẳng định “Tôi sống ngày nào cũng vì đất nước ngày đó”.

{keywords}
Tại Tổng Hành dinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương theo dõi, nắm bắt từng bước diễn biến rất nhanh của các mặt trận, luôn kịp thời đưa ra những chỉ đạo phù hợp cho các hướng tấn công.

Triển lãm giới thiệu 200 tài liệu, hình ảnh gồm 3 chủ đề: Từ nhân dân mà ra; Người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Di sản của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Triển lãm làm nổi bật dấu ấn, vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (Nhà và Hầm D67) từ năm 1968 - 1975. Trong giai đoạn này, trên cơ sở sự chỉ đạo và sự đồng thuận của Đảng, Bộ Chính trị, với cương vị là Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường xuyên theo dõi những thay đổi, diễn biến của chiến trường miền Nam và đưa ra những sự chỉ đạo, những mệnh lệnh, góp phần làm nên những chiến thắng làm thay đổi cục diện chiến trường, đi đến thắng lợi cuối cùng, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

Vài hình ảnh trong triển lãm:

{keywords}
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh cùng cán bộ chủ chốt trước nhà Quân ủy Trung ương, ngày 30/4/1975.
{keywords}
Hiện nay, Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (Nhà và Hầm D67) là một di tích quan trọng trọng Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. (Ảnh: Phòng họp Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương (1968 - 1980) tại di tích Nhà D67).
{keywords}
Ngày 14/4/1975, tại Tổng Hành dinh (Nhà D67), Bộ Chính trị quyết định đặt tên chiến dịch Sài Gòn - Gia Định là chiến dịch Hồ Chí Minh. Chủ trì cuộc họp là đồng chí Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn (ngồi thứ 3 bên phải), tiếp theo là đồng chí Trường Chinh…; bên trái, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (đang phát biểu).
{keywords}
Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 - 8/1/1975). Chủ trì Hội nghị là Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn (đứng giữa); hàng bên trái, từ dưới lên, gồm: đồng chí Phạm Hùng (thứ 2), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ 4), đồng chí Lê Đức Thọ; hàng bên phải, từ dưới lên, gồm Đại tướng Văn Tiến Dũng, đồng chí Trường Chinh, đồng chí Phạm Văn Đồng. Tại Hội nghị này, Bộ Chính trị đã thông qua Kế hoạch chiến lược 2 năm 1975, 1976; nhấn mạnh cả năm 1975 là thời cơ và nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

Tình Lê 

Biến tranh thành gạo qua triển lãm trực tuyến 'Cây đời mãi xanh'

Biến tranh thành gạo qua triển lãm trực tuyến 'Cây đời mãi xanh'

Triển lãm tranh trực tuyến 'Cây đời mãi xanh" tổ chức gây quỹ mua gạo cho các gia đình khó khăn tại TP.HCM trong thời gian giãn cách xã hội chống Covid-19 thu được 209 triệu đồng với nhiều họa sĩ trên toàn quốc tham gia.

Thể thao
上一篇:Mẹ chồng ngăn cản khi tôi muốn đi bước nữa
下一篇:Tuổi thơ cơ cực của Á khôi Hà Nội có vòng eo 56cm thi Miss Grand Vietnam