Một cửa hàng bánh mì tại TP.HCM liên tục nhận đánh giá 1 sao và phản hồi tiêu cực sau khi chủ tiệm bày tỏ quan điểm đi ngược với số đông trên mạng xã hội.
Một ứng dụng du lịch nổi tiếng thế giới gặp "bão 1 sao" vì người dùng cho rằng họ liên đới trong vụ "lùm xùm" với một khách sạn.
Một thương hiệu trà sữa quen thuộc với giới trẻ cũng tụt hạng trên bảng đánh giá vì trào lưu 1 sao,Ănonlinengắmquamànhìnhđánhgiákèo bong da tv nguyên nhân từ câu chuyện shipper tố nơi này cư xử bất công xuất hiện trên mạng..
Không trực tiếp trải nghiệm, nhiều dân mạng sẵn sàng đánh giá 1 sao cho các nhà hàng, quán ăn, khách sạn,… chỉ vì nhận xét của khách hàng trước, hoặc hùa theo 1 trào lưu, đám đông trên mạng.
Đáng chú ý, những đánh giá này xuất hiện chỉ sau một đêm. Phần lớn lời nhận xét mới nhất không xoay quanh giá cả, thái độ phục vụ, chất lượng mà lại xuất phát bởi sự vụ đang nóng trên mạng.
Chưa bao giờ mạng xã hội lại thịnh hành việc đánh giá 1 sao như lúc này. Trước đây, khi không hài lòng điều gì, dân mạng sẽ "ghé thăm" trang cá nhân và để lại những bình luận. Giờ đây, họ dúng tới quyền năng "xếp hạng".
Thương hiệu trà sữa có tiếng ở Hàng Bài, Hà Nội rớt hạng chỉ trong một buổi chiều sau khi một shipper tố nhân viên quán khinh thường, đuổi anh ra khỏi quán. Sự việc xảy ra vào tháng 2/2019 nhưng đến tháng 4/2019, khi việc đánh giá một sao đang là trào lưu, quán này mới bị ảnh hưởng.
Ứng dụng du lịch kia sau khi khóa chức năng đánh giá đối với resort đang nhận "bão 1 sao, vì không thể "lập hội" tẩy chay resort, người dùng chuyển hướng, khiến ứng dụng "hứng đủ gạch đá"
Các doanh nghiệp có cùng tên hoặc tên gần giống cũng bị vạ lây. Một trung tâm tiếng anh, một khách sạn ở Nha Trang hay thậm chí ở khách sạn Nhật Bản cũng rớt hạng vì dân mạng đánh giá ... nhầm.
Theotừ điểnOxford, reviewlà hành động đánh giá một sự việc nào đó với mong muốn có thể thay đổi nó nếu cần thiết.
Với ý nghĩa này, cụm từ customer reviewđược hiểu là cách khách hàng đánh giá với mong muốn chia sẻ trải nghiệm; cải thiện dịch vụ, sản phẩm khi chưa đạt được đúng nhu cầu; đưa lời góp ý, phàn nàn với chủ doanh nghiệp; hướng dẫn người dùng tiếp theo có trải nghiệm tốt hơn,...
Những năm trở lại đây, tính năng này trở nên phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam, trở thành xu hướng được sử dụng nhiều hơn trên mạng xã hội.
So với quảng cáo trên các kênh truyền thông hay sử dụng influencer, KOLs, đánh giá của khách hàng trực tuyến được so sánh tương tự với phương pháp "truyền miệng", nhưng phù hợp hơn trong thời đại số.
Việc đánh giá chất lượng của dịch vụ từ 1 đến 5 sao kèm theo phản hồi làm nổi bật các khía cạnh tích cực lẫn tiêu của của dịch vụ, bao gồm chất lượng sản phẩm, tương tác mua hàng, thậm chí cả bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng.
Tháng 3/2018, cửa hàng McDonald's chi nhánh Myrtle Beach, Hoa Kỳ đã phải nhận hơn 14.000 đánh giá 1 sao cùng những phê phán gây gắt sau khi đoạn video quản lý và nhân viên cửa hàng đuổi một người vô gia cư ra khỏi quán xuất hiện trên mạng xã hội.
Mới đây, Burger King nhận "làn sóng" tẩy chay và chấm 1 sao bởi chiến dịch quảng cáo "dùng đũa ăn burger" được cho là phân biệt chủng tộc, chế nhạo văn hóa của châu Á.
Không kể đến những bình luận quá khích, các bình luận góp ý về chiến dịch quảng cáo, thái độ, chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể hiểu được tâm lý khách hàng và khắc phục vấn đề kip thời.
Tuy nhiên, trong những vụ việc gần đây, nhiều tài khoản thừa nhận rằng mình đánh giá 1 sao vì mọi người đều làm điều đó.
"Cháu chỉ hùa theo thôi chú ạ. Việc của chú tuy không liên quan đến tiệm bánh nhưng bình luận mãi có được gì đâu? Vậy nên cháu sẽ đánh 1 sao", một tài khoản viết trên fanpage tiệm bánh mỳ của vlogger nổi tiếng.
Tương tự, một người dùng để lại lời nhắn: "Dù rất hâm mộ anh nhưng em xin được đánh giá 1 sao dù em chưa ăn bánh mỳ của anh".
"Làm theo trào lưu thôi", "1 sao không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ nơi này sang nơi khác", … nhiều vị khách "dùng bữa qua màn hình" phản hồi ở phần review.
Năm 2016, trang Science Postđăng tải một bài viết với tiêu đề: 70% người dùng Facebook chỉ đọc tiêu đề của các câu chuyện khoa học trước khi bình luận. Gần 46.000 người chia sẻ bài viết này.
Để làm rõ hơn vấn đề này, nhóm nhà khoa học máy tính tại Đại học Columbia và Viện nghiên cứu Quốc gia Pháp thực hiện thêm một nghiên cứu khác. Kết quả cho thấy 59% các liên kết được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội không bao giờ được nhấp vào đọc trước khi được chia sẻ trên mạng xã hội.
"Người ta sẵn sàng chia sẻ một bài viết hơn là đọc hết nó", đồng tác giả của nghiên cứu, Arnaud Legout cho biết, "đây là điển hình của việc tiếp nhận thông tin trong thời hiện đại. Mọi người hình thành ý kiến dựa trên một bản tóm tắt mà không nghĩ đến việc nghiên cứu sâu hơn".
Chỉ một nút chấm sao mà doanh nghiệp, cửa hàng tụt hạng, mất khách. Phải chăng nút review có thể thay đổi tất cả?
Trọng Nhân (22 tuổi, TP.HCM) cho biết ngay cả khi đánh giá một sao trở thành trào lưu, Nhân vẫn tin tưởng vào chức năng này. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận hơn.
"Thay vì xem 'sao', mình sẽ bấm vào chi tiết phản hồi từ khách trước. Nếu có nhiều thông tin không liên quan, mình sẽ cân nhắc kỹ hơn", Nhân nói.
Zing.vn làm khảo sát trên 40 người dùng ngẫu nhiên. Theo đó, 60% người dùng cho biết sẽ không tin tưởng vào chức năng review nữa nếu tình trạng đánh giá tràn lan vẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay; 40% còn lại sẽ kiểm tra từ nhiều nguồn trước khi đưa ra quyết định.
Theo một khảo sát của trang BrightLocal, 90% người dùng sẽ đọc review trước khi quyết định đến một địa điểm nào đó. Cũng theo nghiên cứu này, 88% người dùng tin tưởng các đánh giá này hơn là lời giới thiệu của bạn bè.
Các doanh nghiệp có cả đánh giá tích cực lẫn tiêu cực sẽ được người dùng tin tưởng hơn. Sự xuất hiện của đánh giá tốt lẫn không tốt chứng minh rằng sản phẩm này "thật" hơn, và không cố che giấu những điều chưa hoàn thiện.
Trên thực tế, không có điều luật nào nghiêm cấm người dùng chấm một sao. Nhưng trong những "cơn bão 1 sao", liệu có bao nhiêu người trong số đó thực sự xem trọng việc đánh giá? Các hành động đều xuất phát từ việc bức xúc và làm theo tâm lý đám đông.
Trong một bài viết về tâm lý đám đông, PGS. TS Huỳnh Văn Sơn (Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Xã hội Việt Nam) đề cập: Không hiểu rõ ràng câu chuyện, nhưng lại phán xét người khác như thể đã nắm rõ tường tận.
"Điều đáng sợ là, sau những gì tâm lý đám đông để lại, thì người chịu hậu quả chỉ có một mình nạn nhân (của tâm lý đám đông). Những người giấu mặt sau màn hình máy tính, lại tắt máy tính đi và trở về cuộc sống bình thường của họ, như chẳng có chuyện gì cả", PGS. TS Huỳnh Văn Sơn viết.
A.Y. Greyson, tác giả quyển sách "Flowers blooming in the snow" (Tạm dịch "Hoa nở trong tuyết"), có bài viết về tâm lý đám đông trên mạng xã hội.
Ông viết: "Các nhà thần kinh học chỉ ra rằng khi con người tụ tập với nhau thành các nhóm, não của họ sản sinh ra các chất hóa học làm giảm việc suy nghĩ bình thường, đưa họ về với suy nghĩ nguyên thủy. Điều đó có nghĩa là con người sẽ dừng suy nghĩ khi họ tụ tập với nhau thành nhóm".
Với ý này, bài viết trên trang Mediumcũng cho rằng khi tham gia vào các nhóm trên mạng xã hội, người dùng cũng sẽ cố gắng để giống họ thông qua việc đưa quan điểm chung, chia sẻ những nội dung tương tự với họ. Điều này thể hiện tâm lý bầy đàn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của ĐH Leeds (Anh Quốc) cho thấy rằng chỉ 5% người trên mạng xã hội có tiếng nói đủ sức ảnh hưởng đến đám đông. 95% người còn lại làm theo mà không nhận ra.
Nếu trước đây, các doanh nghiệp sử dụng kênh truyền thông, influencer, KOLs để quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của mình thì hiện nay, với sức mạnh của mạng xã hội, chấm điểm, review đang là trở thành xu hướng.
"Ăn online, ngắm qua màn hình" không còn quá xa lạ đối với dân mạng. Tuy nhiên, việc click 1 sao vô tội vạ theo trend như hiện nay sẽ khiến không ít doanh nghiệp phải lao đao.
Việc "gượng dậy" sau một cuộc "khủng hoảng review" không hề dễ dàng. Chủ một cửa hàng quần áo tại TP.HCM cho biết đã từng bị đối thủ vào "bom" chấm 1 sao và nhận xét tiêu cực. Nửa năm sau, dù đã cố gắng nhờ bạn bè, khách hàng vào đánh giá, nhưng những "ngôi sao đơn độc" kia vẫn xuất hiện.
Phản hồi xấu xí và 1 sao kia vẫn xuất hiện đầu tiên, việc mất khách, thiệt hại doanh thu nhìn thấy rõ.
"Dù muốn hay không, khi đọc một dòng chê bai, khách hàng đều có xu hướng chọn thương hiệu khác. Việc chấm hàng loạt 1 sao với ác ý hoặc nhận xét mà chưa hề trải nghiệm dù chỉ trên mạng ảo chính là hành động giết chết việc kinh doanh. Các bạn hả hê khi góp 1 tay vào việc chấm 1 sao sau đó quên luôn, nhưng ảnh hưởng của ngôi sao đó có thể kéo dài tới hàng tháng, thậm chí hàng năm", chủ thương hiệu này nói.