Ngày 26/5,ấtđaubuồnkhichậmcấpthuốccứubệnhnhânngộđộbóng đá cá cược trả lời báo chí bên lề Quốc hội, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng rủi ro ngộ độc Botulinum có thể xảy ra, nhưng khi xảy ra thì phải có thuốc để cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, thực tế không được như vậy. Bệnh nhân đã bị lỡ thời gian “vàng” cấp cứu.
“Nếu có sẵn thuốc này để dự trữ, chúng ta đã cứu được bệnh nhân, rất đau buồn chuyện đó. Lẽ ra chuyện này chúng ta có thể làm được", bà nói.
"Chuyện đau buồn" mà bà Lan đề cập là nam bệnh nhân qua đời đêm 25/5 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định sau hơn 10 ngày chống chọi với độc tố Botulinum. Anh đã không chờ được thuốc giải độc do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam.
Hai nam bệnh nhân ở Bệnh viện Chợ Rẫy cũng không kịp sử dụng thuốc do đã qua thời gian truyền thuốc hiệu quả nhất. Hai anh em họ đã cầm cự hơn 10 ngày nay bằng thở máy trong tình trạng liệt cơ gần như hoàn toàn.
Theo các chuyên gia, thuốc giải là phương án tốt nhất nhưng phải dùng đúng thời điểm, sử dụng khi bắt đầu có triệu chứng yếu liệt, giúp trung hòa chất độc trong máu.
Trước đó, ba em bé 10-14 tuổi cũng ngộ độc Botulinum, được dùng 2 lọ thuốc giải độc, điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Một trong 3 em đã cải thiện và phục hồi. Hai trường hợp còn lại vẫn phải thở máy trong thời gian tới.
Theo bà Lan, không chỉ thuốc giải độc botulinum, các loại huyết thanh kháng bệnh dại, thuốc giải độc rắn hay nhiều loại khác cũng "thiếu triền miên". Nguyên nhân là bệnh viện thường dự trù hằng năm các loại thuốc này nhưng luôn đối diện nguy cơ chậm và thủ tục, xin số đăng ký từ Bộ Y tế rất phức tạp. Trong khi đó, giá thuốc lên đến vài nghìn USD một lọ, rất đắt tiền, thuốc nhập về không dùng, hết hạn phải hủy bỏ.
“Doanh nghiệp đứng ra nhập thuốc này cũng không phải vì lợi nhuận, do nhập có bao nhiêu đâu, chủ yếu là quan hệ với bệnh viện”, bà Lan nói. Tuy nhiên, vấn đề này lại có những bế tắc, khó khăn về số đăng ký, thủ tục rườm rà...
Vì thế, theo bà Lan, nước ta “nên có giải pháp cho chuyện này một lần và mãi mãi”, không để xảy ra vụ việc như pate Minh Chay chạy sang Thái Lan mua, hay từ TP.HCM chạy ra Quảng Nam lấy 2 lọ…
Theo ý kiến của bà, để tránh xảy ra việc này, Việt Nam phải dự trữ quốc gia về thuốcphòng ngừa ngộ độc Botulinum và một số sản phẩm khác.
Trong đó, Bộ Y tế phải là đầu mối, đứng ra tổng hợp danh mục, nhu cầu và số lượng để dự phòng ở cả nước là bao nhiêu trường hợp, để dự trữ trong kho thuốc với điều kiện chuyên biệt, có thể là ở Hà Nội và TP.HCM. Khi có vụ việc, thuốc sẽ được điều chuyển thật gấp. Nếu một năm không có ai mắc phải, hủy cũng không tiếc tiền.
Theo bà Lan, việc này không nên để đơn vị sự nghiệp, bệnh viện, thực hiện vì họ không có kinh phí. Chưa kể ở góc độ quốc gia, việc đàm phán giá với công ty sản xuất, phân phối với thời gian biết trước và số lượng theo từng năm, đối tác sẽ cân đối được kế hoạch với các quốc gia khác, sản xuất số lượng lớn với giá thành rẻ hơn.
Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Bộ Y tế như kinh phí dự trữ quốc gia, danh mục dự trữ quốc gia, đại biểu Phong Lan kiến nghị Chính phủ cần sớm cho ý kiến hoặc giao Bộ Tài chính có hướng dẫn chi tiết. Bà cũng cho rằng, là cơ quan quản lý, Bộ Y tế phải nhìn tổng thể hơn.
Tthuốc giải độc Botulinum đắt do là thuốc hiếm, sản xuất số lượng hạn chế. Để bù lại, những chi phí kèm theo rất cao, và cũng không phải lúc nào cũng sử dụng. Ngoài ra, đặc thù là chỉ có một nhà cung cấp, Việt Nam khó có thể sản xuất được các loại thuốc này do khó có lời. PGS Phạm Khánh Phong Lan