您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

Cách mạng Tháng Mười Nga chiếu sáng khắp năm châu_tỉ lê keo

Cúp C229966人已围观

简介Sáng qua (17-10), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề Kỷ niệm 100 năm Cách ...

Sáng qua (17-10),áchmạngThángMườiNgachiếusángkhắpnămchâtỉ lê keo Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7.11.1917 - 7.11.2017). Đồng chí Phạm Văn Cành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng phòng Thông tin Khoa học quân sự thuộc Viện Chiến lược quân sự (nay là Viện Chiến lược quốc phòng) trình bày về ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga, của chủ nghĩa xã hội hiện thực đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Các đại biểu tham dự hội nghị thông tin chuyên đề Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7.11.1917 - 7.11.2017). Ảnh: XUÂN THI

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười Nga chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã mở đường cho chủ nghĩa Mác - Lênin lan tỏa tới tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, soi sáng con đường đấu tranh cho nhiều nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, phá vỡ từng mảng lớn hệ thống thuộc địa của chúng và giành được tự do, độc lập, đưa nhân dân lên địa vị làm chủ xã hội. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam từ những tư tưởng trong bản Luận cương của V.I.Lenin “Về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa”. Trên cơ sở bản Luận cương của V.I.Lenin, Nguyễn Ái Quốc biên soạn tác phẩm “Đường Kách mệnh” vào năm 1927. Trong tác phẩm này, Người nêu rõ: “Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười - con đường duy nhất đúng đắn, cách mạng Việt Nam mới giành được, độc lập, tự do thực sự”.

Theo Đại tá Lê Thế Mẫu, Cách mạng Tháng Mười Nga có ảnh hưởng rất sớm tới cách mạng Việt Nam. Ngay từ khi ra đời (3-2-1930), Đảng ta đã khẳng định đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, coi đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Dưới ánh sáng soi đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, với đường lối đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc; làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả; tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Cách mạng Tháng Mười Nga đã cổ vũ nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Cũng từ đó, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Liên Xô nảy nở, không ngừng được củng cố và phát triển. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và hiệu quả của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô, đó là một nhân tố quốc tế không thể thiếu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhân dân ta đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiều mặt của Liên Xô, nhất là trong lĩnh vực củng cố quốc phòng - an ninh.

Những bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mạng Tháng Mười Nga về vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản; về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân; về thiết lập và củng cố khối liên minh công nông; về phương pháp bạo lực cách mạng; về xây dựng Nhà nước chuyên chính vô sản… đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Kế thừa những giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga, Việt Nam kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng Việt Nam gần 90 năm qua đã giành được những thắng lợi to lớn mang tính bước ngoặt lịch sử. Nhân dân ta kiên định sự nghiệp đổi mới, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng và hướng tới là một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt tới mục tiêu cao cả đó, tất yếu phải trải qua nhiều chặng đường khó khăn, gian khổ với những bước đi, hình thức phù hợp trong suốt thời kỳ quá độ. Trước mắt, cần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Song song đó là không ngừng học tập, nâng cao nhận thức và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công gắn với việc triển khai thực hiện có hiệu quả 3 nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; phát triển kinh tế tư nhân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội…

THU THẢO

Tags:

相关文章



友情链接